Những sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị dị ứng thời tiết

author 12:03 05/02/2017

(VietQ.vn) - Thời tiết giao mùa, số lượng người mắc chứng dị ứng thời tiết nổi mề đay ngày càng nhiều. Đây là một căn bệnh phổ biến, nhưng nếu điều trị không đúng cách vẫn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Những triệu chứng dị ứng thời tiết

Nhiệt độ giảm xuống đột ngột có kèm theo mưa khi thời tiết chuyển mùa là lúc căn bệnh dị ứng thời tiết bắt đầu "hành hạ" nhiều người. Dị ứng thời tiết phần lớn xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ thấp. Cơ thể sẽ sản sinh ra histamin và một số chất khác liên quan đến hệ miễn dịch khi bị nhiễm lạnh.

Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bội nhiễm vi trùng. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Dựa trên các biểu hiện lâm sàng kể trên, chẩn đoán bệnh không khó khăn, đặc biệt là khi đo nồng độ IgE trong máu thường tăng cao.

Dị ứng thời tiết là một căn bệnh thường gặp khi giao mùa

 Dị ứng thời tiết là một căn bệnh thường gặp khi giao mùa

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh dị ứng thời tiết hơn cả. Hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa hoàn chỉnh nên có thể dễ dàng bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Nhưng ghi nhận ở các bệnh viện da liễu những ngày qua, không chỉ trẻ em mà số lượng người lớn nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng thời tiết cũng tăng chóng mặt.

Dị ứng thời tiết ở giai đoạn nặng có thể gây phù nề hầu họng, ảnh hưởng đến đường hô hấp, khiến bệnh nhân bị khó thở. Nếu không được làm ấm ngay lập tức, nhất lại bị ngấm nước mưa lạnh, nó sẽ ảnh hưởng cả đến tim mạch, não, dẫn đến sốc và thậm chí có thể gây tử vong... Thế nên, không chỉ giữ ấm, mà đảm bảo cơ thể không bị ngấm mưa trong mùa này cũng là điều vô cùng quan trọng. Một điều cần hết sức lưu ý là khi nổi mẩn hay nổi mề đay do dị ứng thời tiết, nhất định không được gãi hay chà xát bởi như vậy có thể gây xước, bội nhiễm da, mưng mủ khiến bệnh càng nặng hơn.

Điều trị thuốc tây cũng cần đúng cách

Một số người do quá ngứa ngáy, khó chịu với căn bệnh đã chủ động sử dụng thuốc uống, thuốc bôi hoặc tiêm mà không có sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa. Điều này hết sức nguy hiểm bởi mỗi loại thuốc đều có các đặc tính, công dụng cũng như chống chỉ định khác nhau. Bệnh có thể biến chứng hoặc tiến triển nặng thêm nếu dùng sai thuốc. Ngay cả các loại thuốc đặc trị kháng histamin như loratadine, fexofenadine, cetirizine… chuyên chữa nổi mề đay, dị ứng thời tiết cũng có thể làm trầm trọng bệnh nếu không sử dụng liều lượng hợp lý, đồng thời có các chống chỉ định khác như gây buồn ngủ, gây kích ứng da…

Đặc biệt với riêng trẻ em, da trẻ đặc biệt nhạy cảm nên tuyệt đối phải điều trị theo yêu cầu của bác sỹ. Theo bác sỹ Nguyễn Thị Thúy (Đại học Y tế Công Cộng), việc chữa trị viêm da dị ứng do thời tiết là rất phức tạp nên phải do bác sĩ chuyên khoa khám, chỉ định uống thuốc cũng như theo dõi khi chữa trị. Nếu cha mẹ đã đưa con em mình khám xét tại các cơ sở y tế hoặc hiệu thuốc mà không khỏi hẳn, thì nên đưa trẻ đi khám tại chuyên khoa miễn dịch - dị ứng lâm sàng để xác định lí do và uống thuốc thích hợp với mức độ của bệnh.

Ngoài ra, cần xác định rằng bệnh này hay tái phát, việc chữa trị phải kiên trì, lâu dài và tuân thủ theo phác đồ chữa trị của bác sĩ. Việc tắm lá (sài đất, lá khế chua) cho trẻ cũng chỉ có tác dụng đỡ ngứa, chứ không chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Khi bị dị ứng mỹ phẩm, người dùng phải làm sao?(VietQ.vn) - Nhiều người dùng phải mỹ phẩm rởm hoặc không hợp với làn da của mình sẽ bị dị ứng. Vậy khi bị dị ứng mỹ phẩm, phải làm sao?
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang