Những thực phẩm phù hợp với từng tháng mang thai của mẹ bầu

authorChu Thanh Hà 10:57 26/09/2017

(VietQ.vn) - Từng thời điểm, từng tháng mang thai, mẹ bầu nên biết mình cần ăn gì cho cơ thể và tìm được chế độ ăn an toàn, phù hợp nhất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Sự kiện: Sức khỏe sinh sản

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng các loại vi chất, vitamin trong thời kì mang bầu là hết sức quan trọng với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên không phải bất kỳ thời điểm nào cũng có thể ăn thực phẩm giống nhau.

Tháng đầu

Tháng đầu của kỳ mang thai có nhiều người không biết rằng mình đã mang bầu. Với những người mẹ khỏe mạnh thì thời kì này chưa cần ăn quá nhiều. Hơn nữa, thai nhi còn nhỏ nên những đòi hỏi về chất dinh dưỡng không quá mạnh mẽ, quá nhiều.

Còn người mẹ gầy yếu, sức khỏe kém thì cần bổ sung dinh dưỡng liên tục để tăng cân chuẩn bị cho thai nhi thời gian sau này.

Những thực phẩm phù hợp với từng tháng mang thai của mẹ bầu

 Trong tháng đầu mang thai mẹ bầu nên ăn loại thực phẩm có chứa protein, sắt như thịt bò, thịt lợn, cá... Ảnh minh họa

Trong tháng đầu mang thai nên ăn loại thực phẩm có chứa protein, sắt như thịt bò, thịt lợn, cá...  Nên ăn những thức ăn được ninh nhừ, dùng nhiều bột lúa mạch. Với các loại thức ăn phụ thì nên ăn các loại hoa quả để bổ sung vitamin…Không ăn những thức ăn hôi, tanh, cay.

Tháng thứ 2

Thời gian này cơ thể người mẹ bắt đầu có những thay đổi, tình trạng ốm nghén cũng bắt đầu kèm với những dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, nôn... nên hầu như không ăn được nhiều.

Tuy vậy bà bầu nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: bánh mỳ, cháo, nước hoa quả, mật ong…

Để tránh buồn nôn nên ăn ít một nhưng ăn làm nhiều bữa, 6-8 bữa nhỏ mỗi ngày. Uống những đồ uống mát, nên ăn ít dầu mỡ, uống một lượng canh thích hợp.

Tháng thứ 3

Tháng này vẫn trong thời kỳ ốm nghén tuy nhiên em bé bắt đầu lớn nhanh và đòi hỏi dinh dưỡng nhiều hơn từ mẹ vì thế thức ăn thích hợp sẽ là các món canh gà; canh cá và ăn nhiều các loại thịt, cá, trứng và các loại đậu.

Những thực phẩm phù hợp với từng tháng mang thai của mẹ bầu

 Thức ăn thích hợp trong tháng thứ 3 của mẹ bầu là các món canh gà; canh cá. Ảnh minh họa

Tháng thứ 4

Thời điểm này tình trạng ốm nghén đã giảm. Thai phụ bổ sung nhiều dạng thức ăn giàu dinh dưỡng và có tác dụng điều hòa thai nhi giúp thai ổn định.

Đặc biệt nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6, B9, PP, B12, C, D, E. Ăn nhiều thức ăn có chứa protein phong phú như: thịt nạc, cá, sữa, trứng gà, các sản phẩm chế biến từ đậu. Bổ sung sắt tạo máu cho cơ thể

Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia... và không hút thuốc lá.

Những tác hại khôn lường khi mẹ bầu thừa chất sắt (VietQ.vn) - Sắt là một trong những chất cần thiết mà mẹ bầu cần bổ sung trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể bà bầu.

Tháng thứ 5

Ở tháng thứ 5, chiều dài của thai nhi khoảng 14 – 16cm, trọng lượng khoảng 240 – 260g. Lúc này, đầu của bé bằng khoảng 1/3 chiều dài của thân; mũi và miệng dần dần rõ rệt; tóc, móng tay bắt đầu mọc. Thai nhi phát triển rất nhanh, vì thế cần có đủ nhiệt lượng, protein và vitamin.

Lúc này, người mẹ cần cố gắng hấp thu các chất này từ cá, thịt, trứng và chế phẩm từ đậu; rau có màu xanh, vàng; gan động vật…

Thức ăn hàng ngày cho thai phụ tháng thứ năm cần đảm bảo: 1,5mg canxi, 3300 đơn vị vitaminA, 6mg betacerofen, 100g vitaminC.

Tuy nhiên ở tháng này, não của thai nhi bắt đầu phát triển nhanh, vì thế  thai phụ không nên ăn quá nhiều thịt vì sẽ không tốt cho sự phát triển của não thai nhi. Ăn nhiều thịt sẽ khiến cơ thể có nhiều axít, làm cho não của thai nhi không linh hoạt; ăn quá nhiều đường trắng không có lợi cho việc phát triển tế bào ở đại não.

Tháng thứ 6

Chế độ ăn tháng 6 không khác quá nhiều so với tháng 5. Thai phụ cần ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng sắt nhiều như: thịt động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…

Bổ sung canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…

Những thực phẩm phù hợp với từng tháng mang thai của mẹ bầuNhững thực phẩm phù hợp với từng tháng mang thai của mẹ bầu

 Tháng thứ 7 bào thai có trọng lượng khoảng 1,1kg. Ảnh minh họa

Nên chia thành 4 – 5 bữa ăn trên ngày,\mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.

Tháng thứ 7

Tháng thứ 7 bào thai có trọng lượng khoảng 1,1kg: tăng gấp 10 lần so với tuần thứ 11; chiều dài đạt khoảng 39cm.

Bà bầu nên giảm những đồ ăn vặt ít dinh dưỡng như chocolate, bánh ngọt, bánh quy, nói chung là đồ ăn ngọt; tăng cường rau xanh và quả tươi. Nên ăn nhiều cá: cá hồi, cá ngừ hay cá thu vì có chứa nhiều axit béo omega 3 giúp phát triển bộ não thai nhi.

Tháng thứ 8

Thời điểm này đã đến gần ngày sinh, thai phụ thường tăng cân nhanh vì thế ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối này. Do dạ dày bị áp chế, nên mỗi lần ăn nên có mức độ và chia thành nhiều bữa nhỏ.

Nên ăn nhiều các thức ăn thanh đạm: Dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa.

Uống thật nhiều nước khi mang thai, đặc biệt là trong nhũng tháng cuối thai kỳ sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước.

Tháng thứ 9 và 10 ngày cuối

Ở tháng thứ 9 chiều dài của thai nhi tính từ đầu đến chân đạt khoảng 44-46cm, nặng khoảng 2,6-2,75kg lớp mỡ dưới da bé đã hoàn chỉnh nên cơ thể bé trở nên trọn trịa. Lớp lông máu ở mặt, ngực, bụng, tay chân của trẻ dần thưa đi, da hồng hào vào có động bóng, móng tay của bé mọc dài ra. Thời kỳ này trẻ thường xuyên đòi hỏi nhiều dinh dưỡng từ người mẹ nên việc ăn uống cũng không được qua loa.

Thai phụ nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và uống thêm sữa để bổ sung canxi cho trẻ và tránh thiếu canxi gây loãng xương ở bản thân.

Bên cạnh đó thai phụ còn cần một cơ thể khỏe mạnh cho thời điểm sinh nở sắp tới, tăng khả năng hồi phục do tiêu hao thể lực, mất máu khi sinh, cho con bú. Do vậy những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như sữa, thịt nạc các loại cá cũng không thể bỏ qua.

Thai phụ nên tăng cường các loại thức ăn khác nhau như bột mì, gạo, ngũ cốc thô, đậu nành và các sản phẩm từ đậu.  Nên tăng cường ăn rau để chống táo bón và sử dụng nhiều thực phẩm ít muối để tránh bị phù nề.

Chu Thanh Hà (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang