Những thương hiệu cà phê danh tiếng của Việt Nam từng bị nước ngoài đăng ký

authorHòa Dương 14:53 09/10/2016

(VietQ.vn) - Đã có rất nhiều thương hiệu cà phê Việt nổi tiếng bị nước ngoài "đánh cắp" nhưng không phải DN nào cũng thành công trong việc đòi lại thương hiệu.

Sự kiện: Chất lượng cà phê với sức khỏe người dùng

Cà phê Trung Nguyên từng mất thương hiệu vì quên không đăng ký

Theo Cafef/Trí thức trẻ, cà phê Trung Nguyên được xem là đã “nổ phát súng” cho “phong trào” mất thương hiệu vì quên không đăng ký. Năm 2000, Trung Nguyên từng bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO (Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới).

Sau 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối Cafe Trung Nguyên tại Mỹ. Để dàn xếp ổn thỏa, Trung Nguyên đã phải rất vất vả và tiêu tốn hàng trăm nghìn USD để lấy lại tên miền này. Sau đó, cà phê Trung Nguyên đã thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu tại hơn 60 nước và lãnh thổ trên thế giới.

Cà phê Trung Nguyên bị mất thương hiệu vì quên không đăng ký 

Tuy nhiên, thời gian sau đó vấn đề thương hiệu của Trung Nguyên lại một lần nữa “dậy sóng” khi website Trungnguyen.com.au trở thành website quảng bá, giao dịch Highlands coffee. Mới đây, khi đăng ký tên miền này tại Australia thì Trung Nguyên phát hiện Cty The trustee for Hinchliffe Trust đã đăng ký tên miền này và sử dụng dưới hình thức một website giao dịch thương mại.

Không chỉ có vậy, Trung Nguyên tiếp tục để mất thương hiệu café chồn tại Mỹ. Sau khi vụ tên miền thương hiệu Legendeecoffee bị người khác thâu tóm, Trung Nguyên lại có nguy cơ bị chặn đường xuất khẩu café mang thương hiệu Legendee Coffee tại thị trường Mỹ.

Cà phê Buôn Ma Thuột từng bị công ty Trung Quốc đăng ký bản quyền

Theo VnExpress, cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk đã bị Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee tại tỉnh Quảng Đông đăng ký bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm tại Trung Quốc. Thương hiệu cà phê Đắk Lắk cũng bị một công ty của Pháp đăng ký bảo hộ ở hơn 10 quốc gia khác nhau.

Theo phát hiện của Công ty tư vấn sở hữu công nghiệp BROSS & PARTNERS có trụ sở tại Hà Nội, địa danh “Buon Ma Thuot”, cả tiếng Latin và tiếng Trung, đã bị một doanh nghiệp (DN) ở Quảng Đông (Trung Quốc) đăng ký bảo hộ và được cấp chứng nhận bảo hộ số 7970830, nhóm sản phẩm 30 (cà phê); hiệu lực văn bằng 10 năm kể từ 14.11.2010. Chủ sở hữu này cũng tiếp tục đăng ký và được bảo hộ logo “Buon Ma Thuot Coffee – 1896” tại Trung Quốc từ 14.6.2011.

 Nhãn hiệu “Buon Ma Thuot” và logo “Buon Ma Thuot Coffee” từng bị đăng ký bảo hộ ở Trung Quốc – Ảnh: Thanh niên

Sau nhiều thời gian xác minh, đấu tranh, vào tháng 2/2014, ông Trịnh Đức Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), cho biết Phòng Xét xử và Xem xét lại nhãn hiệu - Bộ Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc đã ra phán quyết hủy bỏ nhãn hiệu cà phê “Buon Ma Thuot Coffee” do Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co., Ltd (Quảng Châu - Trung Quốc) đăng ký độc quyền tại nước này.

Lý do, “Buon Ma Thuot” là tên địa danh ở Việt Nam, đã được đăng ký và bảo hộ là tên gọi xuất xứ hàng hóa về mặt hàng cà phê ở Việt Nam.

Vì vậy, nhãn hiệu này không phù hợp sử dụng độc quyền cho sản phẩm cà phê của Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co., Ltd do dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm.

Nhãn hiệu “Buon Ma Thuot Coffee” được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp đăng bạ dưới hình thức tên gọi xuất xứ hàng hóa, nay là chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, vào tháng 10/2005.

Sau khi phát hiện nhãn hiệu này bị một doanh nghiệp Trung Quốc đăng ký bảo hộ, UBND tỉnh Đắk Lắk đã giao cho Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột phối hợp với Văn phòng Luật sư Phạm và Liên doanh khiếu kiện đòi lại.

Thu hồi hàng loạt bánh cà phê táo có sợi kim loại nhỏ(VietQ.vn) - Vừa qua, FDA đưa ra thông báo về bánh cà phê táo Publix Super bị phát hiện có chứa nhiều sợi kim loại nhỏ gây nguy hiểm cho người dùng.

Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột bị mất từ năm 2009 và ở thời điểm sau đó, chúng ta đã chắc chắn rằng sẽ thành công trong việc yêu cầu cơ quan chức năng Trung Quốc hủy bỏ sự xâm hại này sau khi đã chiếu theo các điều luật từ phía Trung Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra.

Cụ thể là điều 16 Luật Nhãn hiệu hàng hóa của Trung Quốc, trường hợp nhãn hiệu có chứa chỉ dẫn địa lý của hàng hóa và nhãn hiệu dùng cho hàng hóa đó, mà hàng hóa không phải từ khu vực tương ứng và lừa dối công chúng thì phải bị từ chối và cấm sử dụng.

Hiệp định Trips của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng quy định nếu nhãn hiệu hàng hóa có chứa chỉ dẫn địa lý thì không cho đăng ký, còn nếu đăng ký rồi thì phải hủy bỏ.

Không chỉ riêng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của cà phê Buôn Ma Thuột từng bị đánh cắp ở nước ngoài mà còn nhiều nhãn hiệu lớn, một số chỉ dẫn địa lý cũng bị đăng ký tại nước ngoài như Trung Nguyên, Vinataba...

Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột bị Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.Ltd đăng ký đến 2 nhãn hiệu.

Nhãn hiệu Daklak Caffe được bảo hộ tại CH Czech

Theo tìm hiểu, nhãn hiệu Daklak Caffe cũng được bảo hộ tại CH Czech từ 23.5.2002 do một công ty xuất nhập khẩu của Czech có trụ sở tại Praha đăng ký; tên gọi cà phê Đak Lak cũng được đăng ký bảo hộ tại Pháp từ năm 2001.

TS Y Ghi Niê, Giám đốc Sở KH-CN Đắk Lắk, nhận xét việc chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột bị DN nước ngoài đăng ký bảo hộ ảnh hưởng đến việc phát triển thương hiệu cà phê nổi tiếng này trong tương lai. Sở đã báo cáo tình hình này với UBND tỉnh Đak Lak và gửi công văn đề nghị tham vấn từ Cục Sở hữu trí tuệ để giải quyết vụ việc.

Sự dụng toàn người máy tự động pha cà phê(VietQ.vn) - Quán cà phê Dotcom Space sử dụng người máy pha chế cà phê và làm kem cho khách hàng chính thức khai trương ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Từ năm 1995, UBND tỉnh Đak Lak cho phép xây dựng hồ sơ bảo hộ tên gọi xuất xứ cà phê Buôn Ma Thuột (chỉ dẫn địa lý) và được Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định 806/QĐ-SHTT ngày 14.10.2005 cấp chứng nhận đăng bạ số 0004, công nhận bảo hộ quốc gia chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân robusta.

Hòa Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang