Những tiên đoán đáng sợ về Trái Đất năm 2050 khiến ai cũng phải rùng mình

authorThu Hường 06:37 03/06/2018

(VietQ.vn) - Con người cần 2 Trái Đất để tồn tại; dân cư khu đô thị tăng gấp 3 lần; hàng triệu người trên thế giới bị chết đói... là những viễn cảnh đáng sợ mà Trái Đất sẽ phải đối mặt vào năm 2050.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Đi kèm với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nhân loại đã và đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn đến từ bệnh dịch, đói nghèo, thảm họa thiên nhiên... Theo các chuyên gia, những vấn đề thật sự to lớn đang chờ đợi chúng ta ở vài thập kỷ nữa. Với sự phát triển như vũ bão này, chúng ta hoàn toàn có thể tưởng tượng ra viễn cảnh đáng sợ mà Trái Đất sẽ phải đối mặt vào năm 2050.

Năm 2050, con người sẽ cần 2 Trái Đất

Nếu chúng ta tiếp tục sử dụng các nguồn tài nguyên như ở mức hiện tại, vào năm 2050, chúng ta sẽ cần tương đương hơn 2 hành tinh nữa để cứu sống chúng ta và những khao khát của nhiều người cho một chất lượng cuộc sống tốt hơn sẽ không thể thực hiện được.

Những người nghèo nhất trong các xã hội của chúng ta sẽ phải chịu đựng nhiều nhất nếu chúng ta sử dụng những nguồn tài nguyên không hợp lý, bởi vì cuộc sống và kế sinh nhai của họ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước, đất, biển, rừng và đất trồng.

Dân cư khu đô thị tăng gấp 3 lần

Thống kê cho thấy, vào năm 1950, dân số sống trong các thành phố lớn, khu đô thị là 750 triệu người. Nhưng con số này đã lên đến 4 tỷ người ở thời điểm hiện tại và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong tương lai.

Dân cư sống trong các khu đô thị tăng gấp 3 lần vào năm 2050. Ảnh: Business Insider

Các chuyên gia ước tính rằng, vào giữa thế kỷ XXI, dân số sống trong các thành phố lớn sẽ lên tới 6,3 tỷ người. Cùng với tình trạng dân cư quá đông, khả năng lây lan các bệnh truyền nhiễm, virus, bệnh lao, bệnh cúm sẽ gia tăng chóng mặt. Điều này một phần là do nguồn nước bị cạn kiệt dần và nền y tế bị ảnh hưởng do không lo đủ cho tất cả mọi người.

So với khu vực nông thôn, thành phố sẽ tiêu thụ khoảng 3/4 năng lượng của thế giới và thải ra một lượng lớn khí carbon. Theo WHO, ô nhiễm không khí đã khiến 3,7 triệu người tử vong vào năm 2012. Con số này sẽ chưa dừng lại ở đó khi dân số đô thị tăng và sự ô nhiễm ngày một diễn ra nặng nề.

Số người tử vong vì ô nhiễm không khí chạm mốc 6 triệu người

Báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) công bố, đến năm 2050, số ca tử vong do ô nhiễm không khí sẽ chạm mốc 6 triệu người.Lý do được các chuyên gia đưa ra là, bởi thời tiết ấm hơn sẽ là nhân tố giúp gia tăng phản ứng hóa học sản xuất nhiều chất gây ô nhiễm.

Một trong những độc tố đó là ozone mặt đất hay ozone “xấu” - tạo ra bởi phản ứng hóa học giữa oxit nito (NOx) và hợp chất hữu cơ (VOCs) dễ bay hơi dưới sự hiện diện của ánh sáng Mặt trời.

Số người tử vong vì ô nhiễm không khí chạm mốc 6 triệu người. Ảnh: Business Insider
 

Khí thải từ cơ sở công nghiệp, động cơ xe, dung môi hóa học là nguồn chính của NOx và VOCs. Chất này sẽ khiến người hít phải cảm thấy khó thở, gây ra ho, lâu sẽ gây bệnh hen suyễn.

1/2 dân số thế giới không có nước để dùng

Chúng ta có tin, vào thời điểm hiện tại, 1,1 tỷ người (1/6 dân số trên thế giới) đang không có nước sạch để sử dụng và con số này sẽ còn gia tăng. Theo Viện quản lý nước quốc tế, đến năm 2050, con số này sẽ lên đến gần 2 tỷ người, tập trung chủ yếu ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Không chỉ nước sạch, mà một phần lớn nước dùng cho việc tưới tiêu cũng bị đe doạ.

Hiện nay, 1/3 mạch nước ngầm đang dần biến mất. Với tốc độ tăng trường dân số và sự nóng lên toàn cầu, tình hình này sẽ càng trở nên tồi tệ hơn. Cùng với việc khan hiếm nước, thế giới cũng sẽ phải đối mặt với hạn hán, cháy rừng ở mức báo động.

Ngày tận thế đáng sợ hơn nhiều lần so với tiên đoánNgày tận thế đã từng là một trong những từ khoá được tìm kiếm đạt con số kỷ lục trên google. Tiên đoán về ngày tận thế cũng rất nhiều. Nhưng có một sự thật rằng ngày tận thế sẽ đáng sợ hơn nhiều lần dự đoán.

Vô số loại cá chúng ta ăn sẽ tuyệt chủng

Một báo cáo của ban Môi trường của Liên Hiệp Quốc đã chỉ ra, mức độ khai thác, đánh bắt cá trên thế giới đang ở mức 87%. Nếu thế giới tiếp tục duy trì đánh bắt cá ở mức hiện tại, thì vào năm 2050, vô số loài cá sẽ bị tuyệt chủng.

Những đàn cá đông đúc này sẽ biến mất vào năm 2050. Ảnh: minh họa

Số lượng cá sụt giảm cũng khiến cho những người sống dựa vào nghề đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản bị mất việc làm, ngành xuất khẩu thủy hải sản toàn cầu cũng sẽ thiệt hại nặng nề. Con số này có thể lên tới 129 tỷ USD.

Nạn đói hoành hành, hàng triệu người trên thế giới bị chết đói

Nhiệt độ trái đất ấm dần lên làm hệ sinh thái bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng thiếu lương thực diễn biến ngày càng phức tạp. Điều này khiến cho nạn đói ngày càng hoành hành ở những nước nghèo ở Châu Á và Châu Phi.

Bức ảnh đoạt giải Putlizer: "Kền kền chờ đợi" miêu tả về nạn đói ở Châu Phi. Ảnh: Internet 

Tổng số lương thực trên toàn cầu đã vơi đi 2%, nếu tiếp tục tiêu thụ với tốc độ trên, tính đến năm 2050, loài người sẽ mất đi 4.400.000 tấn lương thực. Để ứng phó với tình trạng thiếu ăn trầm trọng trong tương lai, các chuyên gia dự đoán ngành sản xuất lương thực phải tăng 60% để bắt kịp được với tốc độ tăng trưởng dân số cũng như sự biến đổi khí hậu.

Các rừng mưa bị xóa sổ hoàn toàn

Việc khai thác bừa bãi và chặt phá không thương tiếc của con người khiến mỗi năm chúng ta mất đi một diện tích rừng mưa rất lớn (khoảng 32.300 ha mỗi năm). Cùng với sự biến mất các rừng mưa nhiệt đới, hàng trăm loài đã và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Không những thế, khi các khu rừng bị tàn phá, một lượng lớn carbon thải ra bầu khí quyển sẽ càng khiến khí hậu tiếp tục thay đổi

10 triệu người tử vong vì "siêu vi khuẩn"

Với tình trạng sử dụng kháng sinh và các loại thuốc vô tội vạ như hiện nay, các loại virus cũng theo đó mà ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, chúng trở nên nhờn thuốc và ngày càng khó bị tiêu diệt hơn. 

Các cơn bão ngày càng lớn hơn và sức tàn phá mạnh hơn

Ban Đánh giá Khí hậu Quốc gia Hoa Kì đã đưa ra thống kê số lượng các cơn bão cấp 4 và cấp 5 (các cơn bão mức độ mạnh nhất) đang có xu hướng ngày càng gia tăng từ những năm 1980 đến nay và sẽ tiếp tục gia tăng theo chiều hướng ngày càng khó kiểm soát.

Siêu bão Haiyan đổ bộ vào miền Trung Philippines năm 2014. Ảnh: Internet

Nguyên nhân hàng đầu đến từ biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ nóng lên và nền nhiệt tăng cao, hơi nước bốc lên nhiều khiến số lượng các cơn bão tăng 300% vào năm 2050.

Nhiều thành phố lớn bị nhấn chìm, mất điện trở nên thường xuyên

Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng do lượng khí thải carbon thải ra môi trường ngày càng không kiểm soát. Hệ quả là mực nước biển sẽ dâng lên 35 cm khiến nhiều Thành phố lớn ven biển sẽ bị nhấn chìm.

Một thành phố ở Haiti chìm xuống đáy biển. Ảnh: Internet) 

Một báo cáo đã chỉ ra, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1 độ C, hơn 40 trong số 700 di sản thế giới, thành phố lớn sẽ chìm trong biển nước trong vòng 2.000 năm tới. Nếu nhiệt độ tăng 3 độ C, con số đó sẽ tăng lên là 136 di sản. Cùng với đó, tình trạng mất điện trên diện rộng cũng xảy ra. Đến năm 2050, hơn 50% người dân có khả năng sẽ phải sống trong bóng tối. Tác động này sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ, nhất là ở khu đông dân cư như phía Đông Bắc Mỹ như New York và Philadelphia. 

Hạnh Vũ (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang