Những tỷ phú Việt xây nghiệp khủng trên đất Đông Âu

author 09:40 20/04/2014

(VietQ.vn) - Làn sóng các doanh nhân thành đạt ở khu vực Đông Âu trở về nước đã mang lại cho Việt Nam những tỷ phú, những lãnh đạo xuất sắc, đa tài.

1. Phạm Nhật Vượng

pnvTỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam Phạm Nhật Vượng

Ông Phạm Nhật Vượng là một trong số các thanh niên xuất sắc được chọn gửi ra học tập, làm việc ở Đông Âu. Tốt nghiệp Kinh tế địa chất tại Moscow năm 1992, nhưng sau đó ông Vượng và vợ đã sang Kharkov, Ukraine sinh sống và khởi nghiệp cũng chính từ đây. Tập đoàn Technocom hiện nay đã chuyển trụ sở về Việt Nam, đổi tên thành Vingroup chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản cao cấp.Với số tiền ban đầu khoảng 10.000 USD, ông Vượng mở một nhà hàng tại Kharkov mang tên Thăng Long, sau đó mang dây chuyền mỳ ăn liền từ Việt Nam sang sản xuất tại Ukraine. Technocom của ông Vượng đã nhanh chóng thống trị thị trường thực phẩm ăn nhanh của Ukraine với doanh thu tính đến năm 2010 trước khi bán cho Nestle khoảng hơn 100 triệu USD/năm.

Bảng xếp hạng của Forbes vừa cho thấy, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng - người giàu nhất và cũng là tỷ phú đô la duy nhất của Việt Nam đã tăng 100 triệu USD trong năm 2013, lên 1,6 tỷ USD, xếp thứ 1.092 trong danh sách.

2. Lê Viết Lam

lvlÔng chủ tập đoàn Sun Group Lê Viết Lam

Cùng lứa và cùng xuất phát làm ăn với ông chủ Vingroup, chủ tịch Masan, doanh nhân Lê Viết Lam hiện là chủ sở hữu hàng loạt bất động sản khủng tại Việt Nam và Ukraine. Trước khi được biết đến là ông chủ tập đoàn Sun Group xây dựng tuyến cáp treo 4.400 tỷ đồng lên "nóc nhà của Đông Dương - Fansipan", doanh nhân Lê Viết Lam đã nổi như cồn với dự án cáp treo Bà Nà Hills, khách sạn InterContinental Đà Nẵng...

Sinh ra và lớn lên tại huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa, ông Lê Viết Lam được xem là một trong những doanh nhân giàu có bậc nhất của Việt Nam, xếp trong doanh sách những người Việt nổi tiếng tại Ukraine.Năm 1987, khi vừa tròn 18 tuổi, Lê Viết Lam, khi đó còn là một sinh viên, được sang Nga học tập theo chương trình đào tạo của Nhà nước và lấy bằng thạc sĩ tại Moscow. Thời gian này, cùng với những người bạn học Việt Nam tại Liên Xô như ông Phạm Nhật Vượng, bà Phạm Thu Hương (hiện là vợ của ông Vượng)... ông Lê Viết Lam tham gia lập một doanh nghiệp nhỏ ở Kharkov, Ukraine, lấy tên là Technocom. Khi đó, ông chủ Vingroup làm chủ tịch.

Trải qua 20 năm hoạt động, từ một nhà máy chuyên chế biến mì gói với thương hiệu Mivina (mì Việt Nam) - đứng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm ăn nhanh ở Ukraine, Technocom đã trở thành một tập đoàn đa ngành với hơn 4.000 công nhân, doanh thu 10 triệu USD/tháng, và được định giá lên tới 1 tỷ USD trước khi bị bán lại cho Nestle.Trong khi ông Phạm Nhật Vượng còn gắn bó với Technocom một thời gian nữa trước khi trở về Việt Nam để xây dựng tập đoàn Vingroup, thì doanh nhân Lê Viết Lam cùng một vài đồng sự lại sớm ra riêng để thành lập tập đoàn Sun Group.

3. Đặng Khắc Vỹ

đkvÔng Đặng Khắc Vĩ hiện là thành viên HĐQT của VIB

Sinh năm 1968 (Nghệ An), ông Đặng Khắc Vỹ là lứa doanh nhân cùng thời với các ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Vingroup), Ngô Chí Dũng (Chủ tịch VPBank), Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank) tại châu Âu. Tân chủ tịch VIB cũng từng thành công nhờ mỳ gói, tương tự nhiều doanh nhân Việt Nam khác tại Đông Âu.
Đến nay, Đặng Khắc Vỹ vẫn là Chủ tịch Công ty Mareven Food Holdings, một trong những công ty mỳ gói hàng đầu tại Nga. Sản phẩm của Mareven Food Holdings hiện đã được phân phối ở trên 25 nước (chủ yếu là châu Âu). 

Hiện nay, ông Đặng Khắc Vỹ là người song hành cùng VIB từ những ngày đầu tiên và vẫn là thành viên HĐQT từ khi VIB ra đời. Tổ chức tài chính IFC, khi nghiên cứu về VIB và tài sản của các thành viên trong HĐQT nhà băng này, cho biết, ông Vỹ là một cổ đông lớn. Tính cả tài sản bản thân và tại các công ty đầu tư đang nắm giữ, thì gia đình này có 30% cổ phần của VIB từ thời điểm năm 2008, trong đó, cá nhân ông Vỹ là hơn 14%. 

4. Nguyễn Cảnh Sơn

ncs

Ông Nguyễn Cảnh Sơn là Chủ tịch HĐQT của Eurowindow Holding

Ông Nguyễn Cảnh Sơn khởi nghiệp tại Liên bang Nga năm 1994 với việc thành lập công ty T&M Trans. Năm 2007, Eurowindow Holding được thành lập để quản lý các dự án đầu tư tại Việt Nam của tập đoàn T&M Trans, chủ yếu trong các lĩnh vực bất động sản, VLXD, tài chính...

Ông Nguyễn Cảnh Sơn hiện giữ chức Chủ tịch HĐQT của Eurowindow Holding, CTCP Đầu tư T&M Việt Nam; thành viên HĐQT Techcombank. Ông Sơn hiện còn là chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.

5. Nguyễn Đăng Quang 

ndqTỷ phú Nguyễn Đăng Quang khởi nghiệp tại Nga

Nếu như ông Phạm Nhật Vượng nổi tiếng với mì tôm tại Ukraina thì ông Nguyễn Đăng Quang cùng các thành viên khác của Tập đoàn Masan nổi tiếng với mì tôm tại Nga. Trong số những doanh nghiệp thành công với mì tôm tại Đông Âu thì hiện chỉ có Tập đoàn Masan là tiếp tục kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam (mì Omachi, Tiến Vua là những sản phẩm của Masan).Khi về Việt Nam đầu những năm 2000, ông tiếp tục được chú ý khi giữ các vị trí cao cấp ở ngân hàng Techcombank và Masan Group.

Không dễ thống kê tài sản của nhà lãnh đạo quyền lực này, do ông Quang tham gia đầu tư vào khá nhiều công ty. Dù vậy, có thể chắc chắn rằng ông (và gia đình) là một trong số rất ít những tỉ phú đô-la thực sự của Việt Nam. Năm 2012, ông Quang không nằm trong “top 10” người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, thay vào đó là vợ ông, bà Nguyễn Hoàng Yến xếp ở vị trí thứ tư. Bà Yến cũng tham gia điều hành Masan Group.

Thu Trang (th)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang