Những xác sống có thật trong tự nhiên

author 14:33 22/03/2015

(VietQ.vn) - Những xác sống đã quá nổi tiếng với loạt phim Mỹ The Walking Dead, nhưng có lẽ, không ai có thể ngờ tới rằng, xác sống có thật trong tự nhiên.

Sự kiện: Hiện tượng bí ẩn nổi tiếng thế giới

Xác sống có thật hay không là câu hỏi được đặt ra về độ chân thực của loạt phim The Walking Dead, tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra được không ít những trường hợp trong tự nhiên có biểu hiện vô cùng tương tự với xác sống.

Nấm ký sinh kiến Ophiocordyceps unilateralis

Kiến là một loài rất giỏi về năng lực định vị, đặc biệt trong tìm kiếm thức ăn. Nhưng khi bị nhiễm loại nấm Ophiocordyceps unilateralis, loài kiến Camponotus leonardi vốn sống ở các rừng mưa nhiệt đới tại Thái Lan, Châu Phi và Brazil bắt đầu "lạc đường" đến những nơi không cần đến.

Nấm ký sinh biến kiến thành những xác sống

Nấm ký sinh biến kiến thành những xác sống 

Một bản nghiên cứu từ 2009 cho thấy, khi một bào tử nấm Ophiocordyceps unilateralis tìm được vật chủ, nó sẽ mất từ 3 - 9 ngày để phát triển. Đến khi cây nấm này gần kết thúc chu kỳ sống, nó sẽ điều khiển con vật xa rời khỏi tổ ấm, ra đi với một hành tung tựa như xác sống.Tất cả những chú kiến bị nhiễm loại nấm này đều tìm đến những địa điểm tương đồng - leo lên cao khoảng 25 cm trên một cái cây, nơi mà ẩm độ thích hợp cho nấm phát triển. Sau đó con vật sẽ bò xuống mặt dưới của một chiếc lá, bám mình vào đấy và chết.

Trong vòng 24 giờ sau đó, những cây nấm sẽ mọc ra từ xác con vật chết. Chúng gieo các bào tử rơi xuống nền đất của rừng mưa, nơi những con kiến khác có thể đi qua và tiếp tục một chu kỳ mới. 

Bệnh dại

Dại là một căn bệnh đáng sợ khi nó làm nhoà đi khoảng cách giữa con người và động vật. Virus dại lây nhiễm thông qua nước miếng của vật chủ, thường là từ vết thương hở như bị cấu cào hay cắn. Nó khiến cho những vật bị nhiễm - thường là dơi hoặc chó, thậm chí cả con người - trở nên hung hãn, can thiệp hành vi của vật chủ chỉ nhằm mục đích lây lan chúng ra ngoài bằng cách cắn hoặc cào.

Bệnh dại có biến người bệnh thành những 'xác sống'

Bệnh dại có biến người bệnh thành những 'xác sống'

Chuyên gia ký sinh học Andres Gomez thuộc trung tâm ICF International tại Washington DC (Mỹ), nhận định: "Virus dại thể hiện bản thân chúng thông qua một loạt các dấu hiệu thần kinh, bao gồm cả thay đổi hành vi nhưng cũng đồng thời dẫn tới việc mất kiểm soát. Và điều sau cùng dẫn tới các khó khăn cho chính vật chủ ví như nuốt thức ăn, làm cho vật chủ bị đói, suy giảm đường huyết và mất nước". 

Dịch bệnh xác sống

Tại miền đông bắc Uganda, một dịch bệnh bí hiểm đã biến các trẻ em thành "xác sống". Nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh nhân đã bị mắc một căn bệnh được gọi là 'hội chứng gà gật' hoặc còn gọi là "dịch bệnh xác sống" (chuyển ngữ một cách chính xác). Nguồn gốc của căn bệnh này vẫn chưa được phát hiện, cách chữa trị cũng vậy.

Chính quyền Uganda ước tính có hơn 3000 trẻ em đã bị nhiễm bệnh này. Căn bệnh này có tên gọi như vậy vì nó còn gây nên ra những cơn động kinh, chủ yếu nhiễm bệnh cho trẻ từ 5-15 tuổi, và hơn 200 nạn nhân đã nhiễm bệnh trong vòng 3 năm qua tại Uganda. Hàng ngàn trẻ em ở miền nam Sudan cũng bị bệnh này.

Dịch bệnh xác sống bí ẩn ở Uganda hiện vẫn chưa có cách lý giải hợp lý

Dịch bệnh xác sống bí ẩn ở Uganda hiện vẫn chưa có cách lý giải hợp lý. Ảnh minh họa

Khi các cuộc khủng hoảng lương thực nổ ra, trẻ em bị các triệu chứng này thường bị suy dinh dưỡng và teo lại cả về thể chất và tinh thần. Người bệnh khi lên cơn sẽ không nhận biết được mọi thứ xung quanh, đi một cách vô thức, không nhận thấy thức được nguy hiểm, đau đớn. Hội chứng này từng được ghi lại vào năm 1962 ở Tanzania. 15 năm sau đó, các nhà nghiên cứu vẫn không hiểu đó là bệnh gì.

"Chúng tôi có cả một bản dánh sách dài những thứ không gây ra bệnh dịch này. Nhưng lại không có được nguyên nhân chính xác là gì" - Scott Dowell - giám đốc bộ phận bệnh dịch toàn cầu và phản ứng khẩn cấp của Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch (CDC) cho biết.

Anh Toàn (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang