Nợ đọng đơn thư kiến nghị: Tổng thanh tra CP có ăn bánh mì liên tục mà tiếp dân được hay không?

author 07:17 22/09/2014

(VietQ.vn) - Trước tình trạng nợ đọng đơn thư, khiếu kiện vượt cấp gia tăng, người có trách nhiệm giải quyết cũng như phía công dân đi kiện phải làm gì?

Trong Chương trình Dân hỏi-Bộ trươgr trả lời tối 22/9,   một cụ lão thành đã nghỉ hưu chuyển đến cho Tổng thanh tra Chính Phủ Huỳnh Phong Tranh câu hỏi:” Thưa Tổng thanh tra Chính phủ, vừa qua báo chí có đưa tin về 2 cuộc tiếp dân của ông cùng Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên. Tôi đọc báo, nghe đài có thấy nói các ông còn phải ăn bánh mỳ để tiếp dân. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều đơn thư  bức xúc của người dân thì liệu các ông có ăn bánh mì liên tục mà tiếp dân được hay không?”

Trước câu hỏi trên, vi Tổng thanh tra Chính phủ  chia sẻ: “Lần đầu tiên, chúng tôi cùng Bộ trưởng Chủ nhiệm, Văn phòng Chính phủ tiếp công dân. Chúng tôi cũng tập trung giải quyết cho nhiều vụ việc và đạt hiệu quả và việc chúng tôi dành 30 phút nghỉ trưa ăn bánh mì là sự thật. Trong ngày đó chúng tôi đã giải quyết được 6 vụ việc, qua tiếp công dân chúng tôi trao đổi, hướng dẫn, giải thích cho người khiếu nại và giao vụ việc cho các cơ quan liên quan”.

Kết quả từ cách làm việc trên được đánh giá mang lại hiệu quả, Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh:  “Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan nhà nước các cấp, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các cấp phải thực hiện đúng yêu cầu, thực hiện đúng Luật Tiếp công dân đã quy định ít nhất 1 ngày trong 1 tháng để lắng nghe xem xét và chỉ đạo cơ quan nhà nước tiếp công dân và giải quyết ý kiến của nhân dân”.

Trước phản ánh nhiều vụ việc Thanh tra Nhà nước đã ra quyết định, kết luận rất rõ ràng, nhưng tính hiệu lực thì không cao vì không có người thực hiện và cũng không có người giám sát thực hiện các quyết định này, ông Huỳnh Phong Tranh chia sẻ: : Trong thời qua, còn một vài địa phương, có vụ việc thực hiện không nghiêm làm cho dân bức xúc vì những quyết định có hiệu lực chưa được thực hiện đến nơi, đến chốn.

Mặt khác, việc thực hiện kỉ luật hành chính đối với Trung ương và địa phương đã mang lại hiệu quả thiết thực, nhưng vẫn có một số vụ việc chưa được thực hiện nghiêm. Đặc biệt, có vụ việc Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nhưng chưa thực hiện kịp thời, làm ảnh hưởng đến kết quả khiếu nại tố cáo. 

“Chúng tôi đề nghị việc thực hiện các Quyết định đã có hiệu lực phải tích cực hơn để đạt mục tiêu chấm dứt, giải quyết khiếu nại các vụ việc. Ngoài ra, các cơ quan Nhà nước phải thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính cấp dưới phải chấp hành, thực hiện lệnh cấp trên. Khi đó, kỷ cương phép nước mới được thực hiện nghiêm.”, Tổng Thanh tra Chính phủ nói.

Về trường hợp cụ thể một người dân đã phải theo vụ kiện suốt 16 năm, ông Huỳnh Phong Tranh nhận định:  Vụ việc 16 năm chưa giải quyết, trước hết cấp có thẩm quyền nào mà không thực hiện coi như có khuyết điểm, về phía người dân cũng phải xem xét lại mình khiếu kiện có đúng thẩm quyền không, có đúng trách nhiệm giải quyết của cơ quan nhà nước không, hay khiếu nại vượt cấp.

“Hy vọng là khiếu nại càng cao giải quyết càng nhanh là không đúng quy định của pháp luật, cho nên cả hai phía đều phải xem xét nếu cơ quan nhà nước sai phải nhận khuyết điểm, thụ lý vụ việc và giải quyết đúng thẩm quyền, nếu người dân sai khiếu nại chưa đúng thì khiếu nại đúng quy định của pháp luật. Thời gian qua, có nhiều vụ việc đã giải quyết đến nơi đến chốn nhưng người dân vẫn chưa chấp nhận và tiếp tục khiếu kiện thì theo quy định của Luật ở Điều 26 có quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền từ chối quyền khiếu nại của người dân”, vị Tổng Thanh tra cho biết.

Tuy nhiên, cũng theo Tổng thanh tra Chính phủ trong trường hợp đơn vị tiếp công dân cấp cơ sở không thực hiện đúng chức năng thì có thể xử lý bằng hình thức chấn chỉnh, xử lý hành chính, kỷ luật về mặt tổ chức nếu nặng hơn xử lý theo quy định của pháp luật.

Hạ Lan (ghi)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang