Tâm lý trẻ dễ bị tác động bởi những lời nói dối

author 14:00 01/04/2015

(VietQ.vn) - Việc bố mẹ nói dối con cái đã trở thành cách thức nhanh chóng để giải quyết các tình huống khó, song việc nói dối như vậy sẽ mang lại những hậu quả khôn lường mà không phải phụ huynh nào cũng biết.

Nói dối con cái là lỗi thường ngày không ít cha mẹ mắc phải, ngay cả khi đó là ngày Cá tháng Tư. Không những thế, nói dối đã trở thành cách thức nhanh chóng để giải quyết các tình huống khó. Tuy nhiên, chính việc nói dối này lại mang lại hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến con cái mà ít phụ huynh nào biết, theo báo VietNamNet.

Bố mẹ thường hay nói dối con cái

Trẻ em không chỉ khôn ngoan mà còn rất giàu trí tưởng tượng. Vì vậy, phụ huynh nên trung thực để tránh ảnh hưởng đến trẻ như việc bố mẹ nói dối khi một người trong gia đình bị bệnh nặng, qua đời, khi bố mẹ gặp vấn đề pháp lý, khi một con vật cưng chết,.. thậm chí là những lời nói dối trong ngày Cá tháng Tư với mục đích trêu đùa, làm con vui cũng có thể ảnh hưởng tới tâm lý trẻ nhỏ. 

Nói dối con cái là điều thường xảy ra ở các bậc phụ huynh

Nói dối con cái là điều thường xảy ra ở các bậc phụ huynh

Thậm chí, cả lời nói dối rằng "Bố mẹ sẽ đưa con đi chơi hôm nay" trong ngày Cá tháng Tư cũng làm cho con cái háo hức không thôi. Nhưng đến cuối cùng, bố mẹ lại nói rằng nó chỉ là đùa, hoặc bố mẹ bận làm việc khác, điều này làm con cái cảm thấy bị lừa dối, tâm trạng hụt hẫng, ảnh hưởng tâm lý của trẻ. 

Hậu quả khôn lường của việc nói dối con cái

Người lớn cần phải nhận ra rằng những hành vi không trung thực này, dù lớn hay nhỏ, đều để lại hậu quả sâu rộng. Tóm lại khi nói dối, ngay cả trong ngày Cá tháng Tư thì dù là điều nhỏ nhất, cũng chính là khi bố mẹ đang dạy các con nói dối vì nhiều em nhỏ không thể phan biệt được đó là lời nói dối trêu đùa hay là lời nói thực sự.

Khi cha mẹ làm méo mó sự thật, đứa trẻ sẽ có khả năng thay đổi nhưng gì chúng từng nghĩ là đúng về thế giới. Chúng lớn lên cảm thấy không còn có thể tin tưởng nhận thức của chính mình, phủ nhận những gì chúng từng biết.

Ở một mức độ, các con nhận thức sự mâu thuẫn, nhưng sẽ là hàng năm để chúng hiểu rằng mình đã bị nói dối. Tuy nhiên trong thời gian đó, bọn trẻ học cũng đã kịp học được cách để thoát khỏi tình trạng khó khăn là bịa ra một câu chuyện.

Nói dối con cái ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách của trẻ

Nói dối con cái ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách của trẻ

Tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp TH là 22%, cấp THCS là 50%, cấp THPT là 64%, sinh viên là 80% - GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hoá học lý luận và ứng dụng (Đại học Quốc gia TPHCM) - cho biết như vậy tại hội thảo “Thực trạng văn hoá học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” diễn ra tại Đà Lạt.

Đây không phải là con số đoán mò mà là kết quả từ công trình điều tra xã hội học. Cho nên sau khi thông tin này được công bố, nhiều ý kiến ở các diễn đàn cho rằng đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, cần phải nỗ lực để cứu lấy nhân cách con cái và đó cũng là cứu lấy xã hội này.

Ở lứa tuổi học sinh, nhưng các em hiểu được những gì mà người lớn làm, đúng hay sai, trung thực hay giả dối, vì vậy, bố mẹ, những người sát cánh bên con cái trước tiên hãy là những người trung thưc, làm gương cho con cái, nói không với nói dối, theo báo Lao động.

Ngọc Lưu (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang