Nông dân “chết”, nhà máy mía đường cũng đóng cửa

author 06:50 21/08/2016

Trao công nghệ cho nông dân là giải pháp căn cơ nhất trong việc cải thiện năng suất mía và giảm giá thành đường, thay vì để cho nông dân “tự bơi”.

Máy thu hoạch mía công nghệ cao trên cánh đồng mía của Tập đoàn Thành Thành Công 

Tại hội thảo thường niên mía đường quốc tế TTC lần IV diễn ra ở Đà Lạt ngày 19-8, nhiều chuyên gia mía đường trong nước và quốc tế đều khẳng định cần phải trao công nghệ cho nông dân để cùng ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất mía đường tại VN.

Theo các chuyên gia, trao công nghệ cho nông dân là giải pháp căn cơ nhất trong việc cải thiện năng suất mía và giảm giá thành đường, thay vì để cho nông dân “tự bơi”.

Nông dân phải làm chủ công nghệ

Phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Văn Hùng - nông dân trồng mía ở Tây Ninh - cho biết rất nhiều nông dân trồng mía chưa bắt tay được với các công ty mía đường do lỗi từ cả hai phía.

Theo ông Hùng, nông dân không muốn gắn bó với một công ty nào, mà muốn tự mình đầu tư rồi bán cho ai thì bán với nguyện vọng được giá cao, bất chấp nguy cơ lỗ do rớt giá.

Trong khi đó, các công ty lại dè dặt đầu tư giống, phân bón, công nghệ làm đất, tưới tiêu do sợ mất vốn đầu tư nếu nông dân không “chung thủy”, chưa kể nguồn vốn hạn chế cũng như thiếu công nghệ mới.

“Thậm chí công ty mía đường chỉ có nhà máy, tới vụ thì xuống mua mía của nông dân về làm đường, nếu đường không bán được thì “lặn” luôn” - ông Hùng nói.

Ông Đặng Văn Thành, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thành Thành Công (TTC), thừa nhận nếu doanh nghiệp mía đường không bắt tay với nông dân theo hướng “công nghệ trao tay”, năng suất mía sẽ sụt giảm và giá mía đường cao, không chỉ doanh nghiệp gặp khó mà nông dân cũng không được hưởng lợi từ sự tăng giá mía đường.

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1-1-2017Bộ LĐ-TB-XH đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng từ 180.000 đồng - 250.000 đồng mỗi tháng so mức lương hiện nay; thời điểm thực hiện từ ngày 1-1-2017.

Theo ông Thành, nếu muốn mối liên kết doanh nghiệp - nông dân trồng mía thật sự hiệu quả, cần loại bỏ quan điểm hợp tác theo kiểu công ty là chủ và nông dân là công nhân trên chính mảnh đất của họ hoặc của nhà máy.

Thay vào đó, nông dân phải có công nghệ để trở thành người sản xuất và hợp tác với các doanh nghiệp. “Có đưa ra những giải pháp tiên tiến, hiện đại đến mấy cũng khó lòng ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả nếu nông dân ở thế bị động” - ông Thành khẳng định.

Dẫn thông tin diện tích mía VN trong niên vụ 2015-2016 sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ông Phạm Hồng Đương, chủ tịch ủy ban mía đường TTC, cho rằng nếu năng suất và sản lượng mía tiếp tục sụt giảm, nhiều nhà máy mía đường nhỏ sẽ phải đóng cửa.

“Nông dân là chủ của vùng nguyên liệu, nhưng nếu vùng nguyên liệu kém, nhà máy xịn cũng không ý nghĩa gì” - ông Đương nói.

Nhà nước không thể đứng ngoài cuộc

Ông Rangsit Hangrat, tổng giám đốc Tập đoàn Thai Sugar Milers, khẳng định VN và Thái Lan có điểm tương đồng về điều kiện phát triển ngành mía đường như đất đai manh mún, vùng nguyên liệu không liền lạc, khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước...

Tuy nhiên, theo ông Rangsit Hangrat, Thái Lan đứng thứ hai thế giới về lượng đường xuất khẩu do đã đầu tư bài bản.

Cụ thể, Thái Lan có bộ phận nghiên cứu về phát triển công nghệ mía đường do nhà nước quản lý, mỗi năm được cấp 2,1 triệu USD chỉ để rà soát tính hợp lý của công nghệ trước đó và cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tế.

Công nghệ bao gồm giống, phân bón, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, côn trùng, bệnh trên cây mía, kỹ thuật cơ khí... đều được phát triển hằng năm. Mỗi khi công nghệ mới ra đời, nông dân sẽ được chuyển giao 
đầu tiên.

Nếu liên quan đến hoạt động sản xuất của nhà máy, công nghệ sẽ được đưa đến các công ty và khuyến khích áp dụng để tăng tính đồng bộ từ sản xuất mía nguyên liệu đến chế biến đường.

Thương lái Trung Quốc giảm mua, giá cá tra giảm mạnhThương lái Trung Quốc đặt mua cá tra quá lứa (1kg/con trở lên) đã khiến nguồn cung cá cỡ này tăng lên, tác động xấu, làm giá cá tra giảm từ đầu quý 2/2016 đến nay.

“Tại Thái Lan, nhà nước có vai trò kết nối sản xuất giữa nông dân và các công ty mía đường. Nhờ đó nông dân luôn được thụ hưởng công nghệ mới dù không mất quá nhiều công sức mày mò” - ông Rangsit Hangrat khẳng định.

Trong khi đó, ông Rene Ng Kee Kwong, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu mía đường Mit Phol (Trung Quốc), cho rằng việc chuyển giao công nghệ cho nông dân tại nhiều quốc gia và cả VN thời gian qua mang nặng tính trình diễn và đánh bóng tên tuổi cho công ty mía đường, trong khi thực chất nông dân không thụ hưởng gì cả.

“Nếu trao công nghệ sản xuất nông nghiệp nói chung cho nông dân sẽ đỡ tốn nhiều lần số tiền ấy nghiên cứu về biến đổi khí hậu” - ông Rene Ng Kee Kwong nói.

Toàn cảnh điểm chuẩn các trường quân đội năm 2016Năm 2016, nhiều trường quân đội có mức điểm chuẩn rất cao. Trong đó, điểm chuẩn cao nhất dành cho đối tượng thí sinh nữ miền Bắc xét tuyển vào Học viện Quân y ở tổ hợp A00 (28,75 điểm).

Vẫn sử dụng giống mía cách đây 60 năm!

Theo ông Rene Ng Kee Kwong, kết quả khảo sát công nghệ sản xuất mía đường ở VN cho thấy nông dân tại nhiều địa phương vẫn trồng những giống mía đã công bố cách đây 60 năm, không còn thích ứng với điều kiện mới nên năng suất thấp, chi phí đầu tư rất cao.

Hơn nữa, mức độ đồng bộ công nghệ sản xuất mía đường ở VN quá thấp nên khả năng cạnh tranh rất thấp.

“Muốn thay đổi không mấy khó khăn nếu liên kết được trung tâm nghiên cứu - nông dân - nhà máy lại với nhau, từ đó tạo sự đồng bộ trong các khâu sản xuất” - ông Kwong cho biết.

Theo Tuổi trẻ

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang