Nước lau nhà có thể sản sinh chất nguy hiểm gây ô nhiễm không khí

authorThanh Thanh 06:54 14/10/2019

(VietQ.vn) - Khi lau dọn nhà cửa, nhiều người thích dùng nước lau nhà có mùi chanh và bật nhiều đèn để dễ lau vết bẩn, tuy nhiên, sự kết hợp này có thể thành tai hại.

Nghiên cứu mới đây đăng trên tờ Khoa học và Công nghệ Môi trường đã tìm ra một số sản phẩm tẩy gia dụng thường được sử dụng có thể ngầm sản sinh chất ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí trong nhà xảy ra khi mùi của nước lau sàn phản ứng với một hợp chất có trong sản phẩm – được gọi là limonene – cùng với ánh sáng.

Nước lau nhà có thể sản sinh chất nguy hiểm gây ô nhiễm không khí.

Limonene có trong vỏ chanh và vỏ cam, được nhà sản xuất sử dụng trong sản phẩm lau chùi để tạo mùi. Những hợp chất này không độc và an toàn.

Tuy nhiên, limonene có thể kích thích tạo nên một phản ứng hóa học khi tiếp xúc với mùi của nước lau sàn và ánh sáng. Chúng tạo nên chất ô nhiễm không khí, có thể gây khó chịu cho mắt và da, từ đó góp phần trong các vấn đề sức khỏe.

Để tìm hiểu xem ô nhiễm trong nhà xảy ra như thế nào, các nhà khoa học từ Trường Đại học Toronto và Trường Đại Học Bucknell ở Pennsylvania đã sử dụng một môi trường để kích thích tạo ra phản ứng giữa limonene với khí chlorine và axit hypocholorous có trong sản phẩm lau chùi.

Limonene và các khí trong sản phẩm nhanh chóng giải phóng một chất lỏng dễ bay hơi vào bóng tối. Nhưng các hợp chất sản sinh ra các chất khí gọi là aerosol hữu cơ thứ cấp (SOAs) khi có ánh đèn huỳnh quang hoặc ánh mặt trời.

SOAs là thành phần chính cấu thành các hạt bụi PM 2.5. Những vật thể siêu nhỏ này có thể tạo ra một làn khói bụi mức độ cao và cũng có thể đi vào sâu trong phổi.

Phơi nhiễm với những chất này có thể gây nên ảnh hưởng sức khỏe trong thời gian ngắn, bao gồm khó thở, ho, hắt xì và khó chịu ở mắt, mũi, cổ họng. Trong một số trường hợp, hít vào các hạt bụi PM 2.5 có thể ảnh hưởng tới chức năng phổi và dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng hơn đối với người bị hen suyễn hoặc bệnh tim.

CNN đưa tin ngày thứ Tư, phơi nhiễm lâu dài với những hạt lơ lửng này cũng được cho là có liên quan tới viêm phế quản và làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư phổi, bệnh tim. Những nghiên cứu trước đó cho thấy nồng độ cao của hạt bụi PM 2.5 mà những nơi công cộng có thể sản sinh, bao gồm các phòng chờ cấp cứu, cửa vào bệnh viện và nhà xác. Để bớt gặp phải những tác dụng không mong muốn của các sản phẩm lau chùi trong nhà, các nhà nghiên cứu khuyên mọi người nên mở cửa sổ khi lau nhà bằng nước lau sàn và bằng các sản phẩm có mùi cam quýt.

Huy Hoàng (theo: medicaldaily)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang