Ô nhiễm không khí làm tăng 3.2 triệu ca mắc tiểu đường mỗi năm

author 19:44 30/06/2018

(VietQ.vn) - Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Lancet Planetary Health, mức độ ô nhiễm không khí làm tăng 3.2 triệu ca mắc bệnh tiểu đường mới trên toàn thế giới mỗi năm.

Chỉ trong năm 2016, nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí đã làm tăng tới 3,2 triệu trường hợp mắc bệnh tiểu đường mới, tương đương 14% tổng số trường hợp trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, ô nhiễm không khí có liên quan đến 150.000 trường hợp mới mắc bệnh tiểu đường mỗi năm.

Ô nhiễm không khí xảy ra lượng các hạt được tạo thành từ những mảnh bụi, bụi bẩn, khói trộn lẫn với những giọt chất lỏng quá cao. Các hạt tốt nhất được quy định Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) là 2,5 micromet, một sợi tóc con người có kích thước 70 micromet, hoặc lớn hơn 30 lần.

Bất cứ thứ gì dưới 10 micromet không chỉ có thể đi vào phổi, mà còn có thể đi vào máu, và các cơ quan khác gây ra các phản ứng viêm mãn tính và dẫn tới bệnh tật.

Ô nhiễm không khí làm tăng 3.2 triệu ca mắc tiểu đường mỗi năm

 

 

Tiến sĩ Philip Landrigan, trưởng khoa y tế toàn cầu tại Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai, New York cho biết: "Mười hay 15 năm trước, chúng tôi nghĩ rằng ô nhiễm không khí gây ra viêm phổi, hen suyễn và viêm phế quản và không nhiều hơn thế. Nhưng hiện nay, chúng ta biết rằng ô nhiễm không khí là một nguyên nhân rất quan trọng gây ra bệnh tim và đột quỵ và góp phần gây ra bệnh phổi mãn tính, ung thư phổi và bệnh thận mãn tính."

Hơn 30 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường, và con số trên toàn thế giới thật đáng kinh ngạc: Theo WHO, 422 triệu người trưởng thành đã được chẩn đoán vào năm 2014, trong khi chỉ có 108 triệu người được chẩn đoán vào năm 1980. Các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ít có khả năng quản lý bệnh thường có số ca mắc bệnh tăng mạnh.

Mặc dù béo phì  có thể do ít tập thể dục hay do các nguyên nhân di truyền, nhưng một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường chính là ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm không khí được cho là gây ra viêm và làm giảm khả năng của tuyến tụy để quản lý sản xuất insulin.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu từ Trường Y khoa Đại học Washington ở St. Louis đã thu thập dữ liệu về 1,7 triệu cựu chiến binh Mỹ không có tiền sử bệnh tiểu đường  đã được theo dõi trung bình 8.5 năm. Sau khi kiểm soát tất cả các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường và chạy một loạt các mô hình thống kê, họ so sánh mức độ tiểu đường của cựu chiến binh với mức độ ô nhiễm do EPA và Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) ghi nhận.

Mặc dù các cựu chiến binh tiếp xúc với ô nhiễm không khí từ 5 đến 10 microgam trên một mét khối không khí, ít hơn nhiều so với mức an toàn của EPA là 12 microgram, nhưng khoảng 21% phát triển bệnh tiểu đường. Tiếp xúc với mức độ cao hơn, từ 11,9 đến 13,6 microgram, tạo ra một nguy cơ lớn hơn: Khoảng 24% ca mắc bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù mức tăng 3% có vẻ nhỏ, nhưng nó sẽ làm tăng thêm 5.000 đến 6.000 ca bệnh tiểu đường mới trên 100.000 người mỗi năm.

Những dữ liệu này, cùng với thông tin được chọn lọc từ hàng nghìn nghiên cứu trên toàn thế giới, đã được sử dụng để tạo ra một mô hình để đánh giá nguy cơ bệnh tiểu đường ở các mức độ ô nhiễm khác nhau. Cuối cùng, những dữ liệu này được kết hợp với thông tin từ nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật toàn cầu, ước tính các trường hợp mắc bệnh tiểu đường hàng năm và những năm sống khỏe mạnh bị mất do ô nhiễm, để ước tính rủi ro trên toàn thế giới.

Vào năm ngoái, một báo cáo ước tính rằng ô nhiễm chịu trách nhiệm cho 9 triệu ca tử vong  sớm trên toàn thế giới trong năm 2015, cao gấp 15 lần tử vong bởi chiến tranh và bạo lực kết hợp và gấp 3 lần tử vong do sốt rét, bệnh lao và AIDS kết hợp. 92% số ca tử vong do ô nhiễm xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình ở các nhóm thiểu số và người nghèo. Trẻ em, là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất ngay cả khi tiếp xúc ở liều thấp.

 An Nhiên

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang