Ô nhiễm không khí ở Hà Nội: Nỗi sợ thứ 2 sau việc làm?

author 16:16 14/03/2019

(VietQ.vn) - Sau nỗi lo việc làm thì ô nhiễm không khí tại Thủ đô Hà Nội là nỗi sợ thứ hai của người Việt, trong đó 96% người dân không hài lòng về chất lượng không khí.

Bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc điều hành Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh (GreenID) đã đưa ra cảnh báo về tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức báo động tại Thủ đô Hà Nội trong buổi Tọa đàm "Chất lượng không khí Hà Nội".

 Ô nhiễm không khí là nỗi sợ thứ hai của người Việt sau nỗi lo việc làm. Ảnh: TTXVN

Nồng độ PM2.5 quá ngưỡng 232 ngày/năm

Bà Ngụy Thị Khanh chia sẻ, nồng độ bụi siêu mịn PM2.5 trong không khí (nồng độ các chất dạng hạt có đường kính nhỏ hơn 2,5 micron có thể đi sâu vào phổi và hệ tuần hoàn) đo được ở trạm đo đặt tại Đại sứ quán Mỹ, đã vượt quá quy chuẩn an toàn của Việt Nam 88 ngày trong năm 2018, và đạt mức trung bình 40,7 microgram/m3. Đáng lo hơn, nếu tính theo quy chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nồng độ PM2.5 đã vượt quá ngưỡng 232 ngày trong năm qua.

Theo báo cáo Chất lượng Không khí Thế giới 2018, Hà Nội xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và xếp thứ 209 trong tổng số 3.000 thành phố được xếp hạng về mức độ ô nhiễm bụi PM2.5. Các vị trí có mức độ ô nhiễm cao nhất thường gần các trục đường giao thông chính (đường Minh Khai, Phạm Văn Đồng). Giờ cao điểm giao thông có mức độ ô nhiễm cao hơn so với các khoảng thời gian còn lại nhưng mức độ chênh lệch không quá lớn.

"Siết" tiêu chuẩn, quy chuẩn về khí thải

Cùng với đó, bà Khanh cũng chỉ ra, theo Thăm dò của Viện Nghiên cứu Mekong năm 2018, người Việt coi ô nhiễm không khí là vấn đề lo lắng lớn thứ 2 chỉ sau việc làm, trong đó, 96% người dân không hài lòng về chất lượng không khí. Các nguồn gây ô nhiễm chính hiện nay bao gồm: giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp, ô nhiễm không khí tầm xa... Do đó, bà Khanh cho biết, trong thời gian tới cần tăng cường sử dụng phương tiện công cộng; Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch (đặc biệt nhiệt điện than và đẩy mạnh thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo...).

Đặc biệt, cần kiểm soát tốt các nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí thông qua việc siết chặt, tăng cường giám sát thực thi các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn về khí thải và áp dụng công cụ Tài chính.

Mỗi năm, ô nhiễm không khí cướp đi sinh mạng của 8,8 triệu người(VietQ.vn) - Theo công bố của các nhà khoa học, ô nhiễm không khí đã khiến 8,8 triệu người tử vong sớm trên toàn thế giới.

Thanh Minh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang