Ớn lạnh sức mạnh tên lửa ‘chạy trốn’ giỏi nhất thế giới của Nga

author 19:15 12/03/2018

(VietQ.vn) - Tên lửa RPK-9 là vũ khí được chế tạo với mục đích tiêu diệt các mục tiêu chống ngầm chính xác của Nga.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Không phải bây giờ mà ngay từ thời Chiến tranh Lạnh Nga đã tạo ra rất nhiều mẫu vũ khí có tính năng rất độc đáo nhất là vũ khí chống ngầm.

Các tàu ngầm thường sử dụng chiến thuật “chạy trốn” khi bị phát hiện, do đó tốc độ tấn công có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ngăn chặn cuộc tẩu thoát của đối phương. Và một trong những vũ khí độc đáo đó là tên lửa chống ngầm RPK-9 Medvedka.

Quá trình phát triển RPK-9 bắt đầu vào những năm 1980. Viện Công nghệ Nhiệt Moscow đảm nhận vai trò nhà thầu chính. RPK-9 (NATO định danh SS-N-29) được thiết kế để có thể trang bị trên các tàu chiến có lượng giãn nước từ 350 tấn trở lên nhằm xây dựng lực lượng chống ngầm cơ động nhanh.

Tên lửa chống ngầm có khả năng chạy trốn ngoạn mục trước khi bị phát hiện. Ảnh: Zing news

 Tên lửa chống ngầm có khả năng chạy trốn ngoạn mục trước khi bị phát hiện. Ảnh: Zing news

Tên lửa RPK-9 là sự kết hợp độc đáo giữa tốc độ cao của tên lửa với uy lực tấn công dưới nước của ngư lôi giúp tiêu diệt hiệu quả tàu ngầm đối phương.

Cấu hình hệ thống tên lửa này gồm: Tên lửa 87R, đầu đạn là ngư lôi MPT-1U đường kính 324 mm, ống phóng và hệ thống điều khiển hỏa lực.

Tính năng hoạt động của tên lửa này khá độc đáo, sau khi hệ thống định vị thủy âm phát hiện tàu ngầm đối phương. Sĩ quan điều khiển sẽ nạp tham số mục tiêu vào ngư lôi và phóng đi. Khi đến tọa độ nạp sẵn, ngư lôi sẽ tách ra khỏi tên lửa và rơi xuống nước bằng dù. Bên cạnh đó, khi phóng ngư lôi xuống nước, vị trí di chuyển của ngư lôi nhanh chóng bị lộ, đối phương có thể sử dụng các biện pháp đối phó.

Ngư lôi MPT-1U trên hệ thống có chiều dài 3 m, đường kính 324 mm, trọng lượng 325 kg. RPK-9 sử dụng đầu dò thủy âm chủ động có thể diệt tàu ngầm đối phương ở độ sâu từ 15 – 500 m. Tên lửa có tầm bắn tối thiểu 1,6 km, tối đa 20,5 km. Mỗi cụm phóng chứa 4 ống phóng với tổng trọng lượng 9,2 tấn.

Tên lửa chống ngầm RPK-9 được trang bị đầu tiên trên dự án tàu cao tốc chống ngầm cỡ nhỏ dự án 1141. Tàu được trang bị 2 cụm phóng chứa 8 đạn tên lửa chống ngầm RPK-9. Ngoài trang bị trên tàu chiến, tên lửa RPK-9 có thể phóng từ bệ phóng trên bờ.

Vũ khí đánh chặn số 1 của Mỹ: Chớp nhoáng và 'chết chóc'(VietQ.vn) - Tên lửa PAC-3 Patriot vừa được Mỹ bắn thử nghiệm thành công đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng về sức mạnh không tưởng của vũ khí chiến lược này.

Gần đây, nhà sản xuất đã tiến hành nâng cấp RPK-9 Medvedka lên tiêu chuẩn Medvedka 2. Tên lửa mới sử dụng cơ cấu phóng thẳng đứng thay vì phóng nghiêng như trước.

Người ta trang bị cho tên lửa hệ thống điều khiển bay tự động mới cho phép tác chiến hiệu quả hơn. Việc chuyển sang cơ cấu phóng  thẳng đứng giúp tên lửa dễ dàng bố trí trên các tàu chiến mới. Hải quân Nga dự định trang bị Medvedka 2 cho tàu khu trục nhỏ đề án 22.350. Phiên bản Medvedka 2 có tính năng tương tự tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC của Hải quân Mỹ.

Nói tới vũ khí chống ngầm của Nga, trước đó Bộ Tư lệnh Hải quân Nga đã quyết định hiện đại hóa một số tổ hợp tên lửa chống ngầm được sản xuất từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước.

Theo những nội dung được thông báo thì có 2 lý do để đi đến quyết định trên, đó là, hải quân Nga hiện đang thiếu các mẫu tên lửa mới, mặt khác Nga đã có quyết định tăng hạn một số tàu chiến (do đó cần tăng hạn các loại vũ khí chuyên dụng trang bị cho các tàu chiến đó, cụ thể ở đây là các tổ hợp tên lửa chống ngầm).

Tên lửa chống ngầm mà Hải quân Nga đang có kế hoạch hiện đại hóa là loại tên lửa có cánh mang thủy lôi. Nguyên tắc hoạt động của loại vũ khí này là khi tên lửa bay đến gần mục tiêu, thủy lôi tách ra khỏi tên lửa và được thả xuống nước bằng dù. Sau khi tiếp nước, thủy lôi với hệ thống xác định tọa độ mục tiêu sẽ tự tìm đến mục tiêu là các tàu ngầm hay tàu nổi của đối phương và tiêu diệt chúng.

Theo một  nguồn tin từ Bộ tư lệnh Hải quân Nga thì trước mắt Hải quân nước này sẽ hiện đại hóa 39 tổ hợp 85 RU “Rastrub”, và sau đó sẽ hiện đại hóa tiếp các tổ hợp  83 R “Vodapad” (Thác nước) , 84R “Metel” (Bão tuyết),  86R và 88R “Vecher” (Gió) và các biến thể mang bom ngầm của chúng.

Các tàu chiến- phương tiện mang các tổ hợp tên lửa này hiện đang được niêm cất bảo quản ở Severomorsk (Biển Bắc), Sevastopol (Biển Đen), Primorsk và Camchatka (Thái Bình Dương). Nội dung chính trong việc hiện đại hóa là thay thế các thiết bị điện tử trên tên lửa và tổ hợp phóng sẽ do Tập đoàn “Nhà máy hàng không Smolensk” đảm nhiệm.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang