Ớn lạnh vũ khí của Mỹ không thể hạ gục dù có bị tấn công ác liệt

author 18:34 11/01/2018

(VietQ.vn) - Tàu hộ vệ tên lửa Oliver Hazard Perry là một trong những vũ khí có khả năng sống sót kỳ diệu dù bị tấn công từ các loại vũ khí mạnh từ đối phương.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tàu hộ vệ tên lửa Oliver Hazard Perry là lớp tàu hộ vệ tên lửa của Hải quân Mỹ mang tên vị thuyền trưởng cùng tên - người anh hùng trong trận chiến Lake Erie năm 1813. Lớp tàu này được thiết kế vào giữa thập niên 1970 để thay thế tàu hộ vệ lớp Knox và các khu trục hạm từ Thế chiến II.

Tàu hộ vệ tên lửa Oliver Hazard Perry hay còn được gọi là lớp Perry được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị từ năm 1977. Những chiếc cuối cùng thuộc lớp tàu hộ vệ này đã được Hải quân Mỹ cho nghỉ hưu vào tháng 9 năm nay. Tuy nhiên vẫn có một số lượng lớn các tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Perry hoạt động trong lực lượng hải quân nhiều nước trên thế giới.

 Tàu hộ vệ tên lửa  Oliver Hazard Perry là vũ khí khó đánh chìm nhất thế giới. Ảnh: ANTĐ

 Tàu hộ vệ tên lửa  Oliver Hazard Perry là vũ khí khó đánh chìm nhất thế giới. Ảnh: ANTĐ

Với 71 chiếc được đóng từ năm 1975-2004, tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Perry là một trong những mẫu tàu chiến có số lượng lớn nhất từng được Hải quân Mỹ đưa vào trang bị. Nó có lượng giãn nước tối đa khoảng 4.100 tấn và dài 408m với thủy thủ đoàn lên tới 176 người.

Hệ thống vũ khí chính trên lớp tàu này gồm hải pháo OTO Melara 76mm như các tàu chiến cùng thời của Mỹ. Tuy nhiên nhằm dành vị trí cho hệ thống tên lửa dẫn đường nên pháo OTO Melara được bố trí sang phía mạn trái của tàu.

Trong khi đó phía trước thượng tầng là hệ thống ống phóng tên lửa Mk 13 mang theo các tên lửa hải đối không RIM-66 Standard với tầm bắn hiệu quả lên tới 167km và mỗi chiếc tàu hộ vệ lớp Perry có thể mang theo tới 40 tên lửa loại này.

Khiếp đảm vũ khí vừa được Nga trang bị sở hữu dàn tên lửa mạnh không tưởng (VietQ.vn) - Tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Makarov vừa được Nga chính thức đưa vào biên chế. Vũ khí này được coi là một át chủ bài đáng gờm của Nga trong mọi cuộc chiến.

Bên cạnh đó hệ thống ống phóng Mk 13 trên các tàu hộ vệ lớp Perry cũng có thể triển khai tên lửa chống hạm Harpoon hoặc tên lửa hải đối không RIM-24 Tartar.

Hệ thống trang thiết bị điện tử trên các tàu hộ vệ lớp Perry không có quá nhiều thay đổi so với các phiên bản đầu tiên với hệ thống radar giám sát AN/SPS-49, AN/SPS-55 và hệ thống điều khiển hỏa lực Mk 92. Bên cạnh đó nó cũng được trang bị hệ thống định vị thủy âm dành cho chống ngầm và hệ thống tác chiến điện tử.

Với những thông số kỹ thuật trên, các chuyên gia quân sự đã nhận định, tàu hộ vệ tên lửa Oliver Hazard Perry là một trong những loại tàu chiến nổi tiếng 'sống dai' của Mỹ, ngay cả khi trúng ngư lôi, chúng vẫn không bị đánh chìm. Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho phép Việt Nam có khả năng tiếp cận những chiếc tàu chiến vốn đang thuộc diện niêm cất của Mỹ.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang