'Ớn lạnh' vũ khí rất nguy hiểm, không có loại tương đương trên thế giới của Nga

author 19:30 06/07/2017

(VietQ.vn) - Đây là loại pháo phản lực có uy lực kinh hoàng và được đánh giá là vũ khí rất nguy hiểm, không có loại tương đương trên thế giới.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tổ hợp pháo phản lực Tornado phiên bản hiện đại hóa sâu được ký hiệu là “G”, được hiểu là có nguồn gốc từ tổ hợp pháo phản lực Grad BM-21. Ngoài ra còn có hai phiên bản: S nhằm thay thế cho tổ hợp tên lửa phóng loạt nổi tiếng 300 mm "Smerch", đã phục vụ từ năm 1987, và "U" thay thế tổ hợp 220 mm "Uragan" đã phục vụ trong quân đội từ năm 1957. Những phiên bản “Tornado” đổi mới này có những tính năng kỹ chiến thuật vượt trội hơn các phiên bản cũ từ 3-4 lần. Những phiên bản “Topnado” mới cùng với các tổ hợp tên lửa chiến thuật "Iskander-M" sẽ là hệ thống phòng thủ tên lửa chủ chốt, được trang bị cho quân đội Nga trong giai đoạn gần đây.

Mới đây, quân đội Nga đã tiếp nhận đến 20 xe pháo phản lực MRL thế hệ mới 9K51M Tornado-G. Những phiên bản pháo phản lực có uy lực kinh hoàng này được biên chế cho các đơn vị pháo binh thuộc sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ số 2 Taman và sư đoàn xe tăng cận vệ số 4 Kantemir. Đây không phải lần đầu tiên các đơn vị quân đội Nga được biên chế loại vũ khí này.

Với phiên bản Tornado mới đây, bộ trưởng Bộ quốc phòng mới đã thấy tất cả những ưu điểm của loại vũ khí có uy lực đánh sợ này và đánh giá rất cao giá trị thực tế chiến đấu. Năm 2013 đã có quyết định biên chế loại MLRS cho lực lượng vũ trang Nga.

Tornado-G thực sự trông không khác nhiều so với thế hệ pháo phản lực trước đó - hệ thống Grad. Cùng chiều dài cơ sở của bệ phóng đặt trên thân xe Ural, 40 ống phóng. Người không có kiến thức sẽ khó thấy được các điểm khác biệt, dù có quan sát kỹ nhiều lần.

Tornado được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh khiến độ sai lệch của tên lửa giảm xuống đáng kể. Tầm bắn của đạn tăng gấp đôi so với các tên lửa Grad có trong biên chế. Tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu trên khoảng cách đến 90km.

Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt hiện đại Tornado-G.

Tại thời điểm này, chưa có một hệ thống pháo phản lực nào có được hệ thống phức tạp và hiệu quả tương tự như Tornado-G. Mỗi quả đạn được lắp 1 bản vi mạch có chíp điều khiển quỹ đạo đường đạn, giảm thiểu tối đa độ sai lệnh mục tiêu. Đận tự dẫn thế hệ mới có thể có nhiều chủng loại khác nhau: đạn nổ lõm, đạn nổ phá mảnh, đạn casset và nhiều loại khác. Tổ hợp Tornado cũng cho phép tên lửa mang theo những quả mìn chống tăng, triển khai trận địa mìn trên hướng tiến của đối phương hoặc ngay tận hậu cứ kẻ thù.

Tornado-G khi lắp đặt đầy đủ trang thiết bị có khối lượng 15 tấn, chiều dài – 7,35 m, chiều rộng – 2,4, chiều cao – 3. Cỡ đạn – 122 mm. Số lượng đạn và ống phóng là 40. Mỗi lần phóng hết loạt là 20 giây, loạt tiếp theo sẽ sẵn sàng trong 6 phút. Khai hỏa được kích hoạt bằng hệ thống điều khiển hỏa lực tầm xa và hoàn toàn tự động, hệ thống này được lắp ngay trong cabin xe vận tải. Điều khiển hệ thống là kíp trắc thủ 2 người.

Uy lực của Tornado rất mạnh, một loạt đạn Tornado có khả năng bao trùm 1 diện tích bằng 30 sân bóng đá, tương đương với 14,5 ha, mọi công trình, trang thiết bị, sinh lực hoặc phương tiện sẽ bị phá hủy hoàn toàn.

Đây là phương tiện hỏa lực có uy lực thực sự đáng sợ - Thiếu Tướng Sergei Legotin chỉ huy lữ đoàn Bộ binh cơ giới cận vệ - đơn vị đã được sử dụng thử nghiệm loại pháo phản lực này nhận xét – Năng lực tác chiến của vũ khí theo mọi thông số, tính năng kỹ chiến thuật như tầm bắn, độ chính xác cho đến thời điểm này là duy nhất trong các loại pháo phản lực. Hệ thống rất đơn giản trong khai thác sử dụng. Vũ khí có độ tin cậy cao và quá trình huấn luyện kíp trắc thủ cũng khá dễ dàng.

Một điều quan trọng trong tính năng kỹ chiến thuật của Tornado, Tổ hợp pháo phản lực có thể rút khỏi trận đia trước khi những quả đạn đầu tiến giáng xuống mục tiêu. Ở khoảng cách gần 100 km, khi đạn chạm nổ là lúc tổ hợp pháo phản lực đã ra khỏi trận địa nhiều km và có thể chuẩn bị triển khai phóng loạt mới. Điều đó khiến cho Tornado trở thành vũ khí rất nguy hiểm, không có loại tương đương trên thế giới.

Lê Cao (T/h)

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang