Ông chủ Vinaxuki đứng trước bờ vực phá sản, phải bán nhà trả nợ lãi

authorThúy Hạnh 08:00 09/10/2016

(VietQ.vn) - Đam mê với sản xuất ô tô "made in Vietnam" nhưng giờ đây ông chủ Vinaxuki đang "trắng tay" vì theo đuổi giấc mơ bị nhận xét là "hoang đường".

Vinaxuki (hay còn gọi là Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên) là doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản do vướng vào khoản nợ lên tới 1.200 tỷ đồng, tuy nhiên công ty này đã từng có thời kỳ rất thành công và ông Bùi Ngọc Huyên - chủ tịch công ty cũng là một doanh nhân được nhiều người biết đến.

Ông vốn là một kỹ sư công tác ở Bộ Giao thông vận tải, đến năm 49 tuổi về hưu mới chuyển sang kinh doanh. Công ty cổ phần ôtô Xuân Kiên bắt đầu đi lên từ nhà máy khuôn mẫu và phụ tùng ô tô. Những năm đầu hoạt động, Vinaxuki chỉ nhập linh kiện về lắp ráp ô tô, sản xuất một số chủng loại thùng xe tải, không đòi hỏi công nghệ cao nên thu được rất nhiều lợi nhuận.

Tuy nhiên, muốn bắt kịp các nước trong khu vực nên ông Huyên nuôi giấc mơ sẽ chế tạo ra chiếc xe hơi "made in Vietnam".

 Ông Bùi Ngọc Huyên bên chiếc xe cả đời “đau đáu”. Ảnh: Dân trí

Theo Báo Tri thức trẻ, ông cho biết: Từ năm 2006 đến năm 2009, tôi đã thu hồi xong vốn đầu tư của giai đoạn 1 về nhà máy lắp ráp xe tải để bán ra thị trường và bắt đầu nghiên cứu sản xuất xe con.

Tuy nhiên, đến tháng 6/2010 khi khủng hoảng kinh tế xảy ra ở Việt Nam đã khiến doanh nghiệp của tôi chững lại, xe tải bán chậm và lãi ít dần đi.

Đến năm 2012, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường và các nhà sản xuất ô tô ở Việt Nam nói chung và Vinaxuki nói riêng đều chịu tác động.

Lần đầu tiên sau hơn 20 năm, Vinaxuki thua lỗ và nợ có hạn, nhưng tại thời điểm đó các công ty khác cũng nợ và có công ty lỗ đến 750 tỷ đồng và nợ thuế đến 1.250 tỷ, nợ ngân hàng 7.500 tỷ đồng.

Khi đó nhà máy lắp ráp của tôi đã lắp ráp ra những loại xe tải nặng từ 7 tấn cho đến 20 tấn, nhà máy xe tải nhẹ đã lắp ra hàng nghìn sản phẩm, còn những mẫu xe nội địa hóa thì đã có 3 loại xe tải nhẹ xuất xưởng và xe con thì đang chạy thử nghiệm với mức nội địa hóa từ 40% cho đến 50%.

Theo tiêu chuẩn là doanh nghiệp của tôi được vay vốn để tái cơ cấu, song cuộc khủng hoảng và việc các ngân hàng ngừng cho vay vốn lưu động đã khiến Vinaxuki chết dần từ năm 2012.

Đến tháng 6/2015 thì phải đóng cửa nhà máy tại Mê Linh, Thái Nguyên và Thanh Hóa. Do đó, giấc mơ xe nội địa "made in Vietnam" vẫn chưa thể trở thành sự thật.

Lời khuyên kinh doanh tốt nhất từ 4 doanh nhân hàng đầu thế giới(VietQ.vn) - Trở thành một doanh nhân thành công là điều không hề dễ dàng. Hy sinh, làm việc chăm chỉ và quyết tâm vững chắc là những điều cần thiết của thành công.

Giấc mơ này cũng đã khiến doanh nghiệp của ông rơi vào tình trạng nợ nần, nguy cơ sắp phá sản.

Báo Dân Trí dẫn lời Chủ tịch Vinaxuki Bùi Ngọc Huyên cho hay: “Tôi đã bán một căn nhà do bố mẹ tôi cho tôi. Căn nhà này do Văn phòng Chính phủ phân cho bố tôi từ năm 1960. Căn nhà thứ hai cũng bị bán là do Bộ Giao thông Vận tải phân cho tôi tại Láng Hạ…”

“Vinaxuki đã nghe lời Vietcombank bán cả nhà ở, đã vét từng đồng trả nợ lãi ngân hàng để mong được tái cơ cấu được vay vốn lưu động. Chúng tôi không còn vốn để trả lương, mua nguyên liệu, các dây chuyền sản xuất ở 8 nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp các dòng xe ô tô, các mỏ cũng ngừng khai thác, các nhà máy tuyển và luyện kim ngừng hoạt động dù thị trường ô tô giữa năm 2013 tăng trưởng trở lại với tốc độ cao. Nhiều loại xe khan hiếm mà Vinaxuki có năng lượng nội địa hoá 40-50% dư sức sản xuất…”, ông cho hay.

 Mẫu xe VG của Vinaxuki. Ảnh: Tri thức trẻ

Báo Tri thức trẻ dẫn thêm tâm sự của ông Huyên, "sông có khúc - người có lúc, chẳng có doanh nghiệp nào làm ăn mà không có thời gian đầu thua lỗ". Vinaxuki đã nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ.

Tuy nhiên, ông Phạm Anh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ công nghiệp nặng - Bộ Công Thương cho rằng, Bộ đã nhiều lần hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đặc biệt, Bộ còn xây dựng chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô, chính sách lắp ráp xe tải...

“Ngày xưa, doanh nghiệp làm xe tải ở nhà máy tại Thanh Hoá rất tốt nhưng ông Huyên không tỉnh táo, đi theo giấc mơ ôtô Việt Nam hoang đường. Nếu không bây giờ đã có hàng nghìn tỷ đồng.

Ôtô con của Vinaxuki chỉ là giống ôtô thôi, không có thiết kế... Nếu so sánh với các dòng sản phẩm bằng mức giá của ôtô Trung Quốc thì còn thua xa", ông Anh Tuấn nhấn mạnh.

Thúy Hạnh (T/H)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang