Ông chủ VPBank và câu chuyện chống Covid-19: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai!

author 19:33 21/07/2021

(VietQ.vn) - Qua câu chuyện 2 nữ nhân viên ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) tức tốc nhận lệnh từ Hà Nội về tâm dịch Hải Dương để hỗ trợ cho chi nhánh phục vụ người dân bất chấp dịch Covid-19 đang cận kề khiến nhiều người nể phục. Tinh thần vì một Việt Nam Thịnh vượng có lẽ đã ăn sâu, ngấm vào máu của những người “vi pi”, bởi thế cái cách mà Chủ tịch VPBank – Ngô Chí Dũng đồng hành cùng với Chính phủ chống Covid-19 cũng chẳng giống ai trong giới nhà băng!

 
Đầu tư sức khoẻ để chống chọi dịch Covid-19

Tại lễ ra mắt Quỹ Vaccine phòng, chống Covid-19 diễn ra tối 5/6 tại Hà Nội, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đại diện VPBank và FE Credit đã ủng hộ số tiền 60 tỷ đồng với mong muốn người dân Việt Nam sớm được tiêm vaccine theo kế hoạch mà Chính phủ đã đề ra.

Như vậy, kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào năm 2020, VPBank và các công ty thành viên đã ủng hộ cho Chính phủ, các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 tổng cộng hơn 250 tỷ đồng cũng như triển khai nhiều hoạt động, chương trình an sinh xã hội kịp thời, ý nghĩa. 

Là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, VPBank đã và đang tiếp tục cố gắng, nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ kép vừa thực hiện phòng chống COVID-19 hiệu quả, vừa phát triển bền vững, góp phần mang lại sự thịnh vượng toàn diện cho người Việt.

Ngay khi dịch vừa ập đến Bắc Giang, ngân hàng này đã quyết nhanh như một cơn gió góp 5 tỷ đồng để hỗ trợ người dân cùng đồng bào cả nước ứng phó, đẩy lùi bệnh dịch lây lan trong cộng đồng. Thể hiện trách nhiệm lớn lao với cộng đồng, VPBank cũng phối hợp với Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển khai chương trình “Khỏe x3 vượt qua Covid”, với mục tiêu khuyến khích người dân tăng cường sức khỏe thông qua các hoạt động thể dục thể thao tại nhà, đồng thời gây quỹ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

 
Theo đó, người tham gia chỉ cần quay 1 clip ngắn, ghi lại quá trình tập thể dục tại nhà của mình, sau đó đăng tải lên tài khoản Facebook cá nhân dưới chế độ công khai kèm hashtag #KhoeX3 #VuotQuaCovid #VPBank, đồng thời tag 3 người bạn để kêu gọi tham gia chương trình. Với mỗi clip hợp lệ, VPBank sẽ đóng góp 100.000 đồng cho đến khi hoàn thành mục tiêu gây quỹ 2 tỷ đồng.

Toàn bộ số tiền đóng góp sẽ được Ban Tổ chức mua sắm các trang, thiết bị y tế quan trọng, cần thiết như bộ bảo hộ, khẩu trang N95, kit xét nghiệm,… phục vụ công tác phòng, chống Covid-19 tại điểm nóng ứng cứu và hỗ trợ bệnh nhân như: Bệnh viện K, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Giang, TP. Đà Nẵng,... theo thông tin cập nhật từ Bộ Y tế, qua đó cùng các lực lượng tuyến đầu đẩy lui dịch bệnh. 

Đặc biệt hơn, VPBank sẽ xây dựng chuỗi video phổ biến các bài tập rèn luyện sức khỏe và kiến thức dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch. Các video này sẽ giới thiệu những bài vận động từ cơ bản đến nâng cao phù hợp với mọi giới tính và lứa tuổi để người dân có thể tập ngay tại nhà, hạn chế ra ngoài trong thời gian cách ly xã hội. Sau mỗi video sẽ là những chia sẻ, tư vấn dinh dưỡng để mỗi người tự xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho riêng mình. 

Theo đại diện VPBank, chương trình “Khỏe x3 vượt qua Covid” là một trong những nỗ lực của VPBank, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam nhằm cổ vũ tinh thần, nâng cao ý thức rèn luyện sức khỏe của xã hội, qua đó tạo lối sống tích cực, phòng ngừa bệnh tật. Với số tiền gây quỹ trong chiến dịch, VPBank mong muốn đóng góp phần nhỏ bé tiếp thêm sức mạnh cho đội ngũ những người ở tuyến đầu phòng chống Covid-19 được an toàn, an tâm thực hiện nhiệm vụ.

Ngay từ đầu mùa dịch 2020, cùng với việc tiên phong hỗ trợ tài chính cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, VPBank đã tổ chức nhiều chương trình an sinh xã hội có ý nghĩa thiết thực và kịp thời như ủng hộ gần 20 tỷ đồng cho Chính phủ phòng chống dịch bệnh và hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long; ủng hộ gần 20 tỷ đồng cho các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả lũ lụt; tặng 1.000 suất quà cho các chiến sỹ biên phòng Cao Bằng tại biên giới; tặng 02 xe cứu thương cho bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa; phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ TP. Hồ Chí Minh thực hiện chương trình khám bệnh miễn phí cho công nhân và ra mắt phòng khám container lưu động…

Cùng với đó, Ngân hàng cũng triển khai nhiều sự kiện cộng đồng nhằm tỏa rộng tinh thần lạc quan, thịnh vượng về thể chất - tinh thần như giải chạy VPBank Hanoi Marathon, giải chạy Just Run, đêm nhạc Private Concert “Vườn Thịnh Vượng”, chuỗi phóng sự truyền hình “Tết cách ly - Không cách lòng”...

Ngay khi khu vực miền Nam bị giặc Covid-19 tấn công, nhằm hỗ trợ kịp thời công tác phòng chống dịch đồng thời hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế, VPBank đã quyết định chi gần 150 tỷ đồng mua máy thở, hỗ trợ khẩn cấp cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Theo đó, được sự chấp thuận của Bộ Y tế, VPBank đã ký hợp đồng đặt mua 715 máy thở các loại, bao gồm: 21 máy thở xâm nhập và không nhập chức năng cao, model Puritan Bennet 840 và 980; 194 máy thở chức năng cao model Carescape R860 V11 và 500 hệ thống làm ẩm thở oxy dòng cao, model VUN-001 để bàn giao cho Bộ Y tế nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Với tinh thần quyết liệt, quyết tâm cao, chung tay cùng Chính phủ, Bộ Y tế và các tỉnh thành phía Nam đẩy lùi dịch bệnh theo đúng phương châm “chống dịch như chống giặc”, trong 2 ngày 19 - 20/7, VPBank đã phối hợp với Bộ Y tế chuyển gấp 10 máy thở model Carescape R860 V11 cho Bệnh viện Hồi sức Covid-19 tại TPHCM; 20 máy thở xâm nhập và không xâm nhập chức năng cao model Puriran Bennet 840 và 980 cho Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM và 01 máy thở cùng loại này cho Bệnh viện Đa khoa Hậu Nghĩa, tỉnh Long An. Các máy thở chức năng cao còn lại và 500 hệ thống làm ẩm thở oxy dòng cao sẽ tiếp tục được ngân hàng đẩy nhanh tiến độ để bàn giao cho Bộ Y tế trong thời gian sớm nhất, nhưng không muộn hơn 30/7/2021.

Theo đại diện VPBank, dù đóng góp của ngân hàng cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 còn rất nhỏ so với những đóng góp thầm lặng của đội ngũ y bác sỹ, công an… trên tuyến đầu, song trước tình hình dịch bệnh nguy cấp tại TPHCM và các tỉnh phía Nam, mọi sự đóng góp dù nhỏ nhưng vẫn rất đáng quý. “Chúng tôi tin tưởng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và chính quyền các địa phương, cùng sự chung tay của người dân và doanh nghiệp cả nước, TPHCM và các tỉnh phía Nam sẽ có thêm nguồn lực hữu hiệu trong cuộc chiến chống dịch còn vô vàn khó khăn, nhanh chóng kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, để ổn định phát triển kinh tế xã hội”, đại diện VPBank chia sẻ.

Đưa container để chạy đua với "giặc"

Ngày 13/7/2021, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã phối hợp đưa 02 xe container xét nghiệm Covid-19 vào TPHCM và Bình Dương nhằm tăng cường hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. 

Đây là 02 trong số 05 container xét nghiệm Covid-19 lưu động được VPBank và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp nghiên cứu sản xuất thần tốc trong khoảng 3 tuần, đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế. Mỗi container có khả năng xét nghiệm 3.600 mẫu đơn, 36.000 mẫu gộp mỗi ngày (10 giờ - 20 giờ thao tác). Các container xét nghiệm được trang bị hệ thống áp lực âm; tủ an toàn sinh học; bộ lọc HEPA; hệ thống xử lý nước thải; cấp điện lưu động; bàn ghế thí nghiệm; giá đỡ chống rung; lò hấp tiệt trùng; tủ lạnh y tế và hệ thống chuyển mẫu khép kín.

 

Chia sẻ về các container đặc biệt này, TS. BS Hà Anh Đức – Chánh Văn phòng Bộ Y tế, Chủ tịch Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết, đây là mô hình xét nghiệm đã được kiểm định, với trang thiết bị hiện đại, đảm bảo xét nghiệm chính xác bằng phương pháp realtime PCR. Ưu điểm của container xét nghiệm là sự cơ động, có thể di chuyển tới khu công nghiệp, vùng núi, biên giới… để xét nghiệm.

Container vận chuyển mẫu đảm bảo tiêu chuẩn xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo độ chính xác, giảm chi phí so với việc xây dựng phòng thí nghiệm tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển mẫu cũng như khấu hao khác liên quan đến việc vận chuyển mẫu từ điểm lấy mẫu đến các phòng thí nghiệm. Về lâu dài, các container xét nghiệm có thể hoạt động cho các nhu cầu khác của một phòng thí nghiệm.

“Container xét nghiệm Covid-19 lưu động ra đời với mục đích chung tay cùng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19, Bộ Y tế và các địa phương phòng chống dịch Covid-19. Chúng tôi cũng kỳ vọng, các container xét nghiệm này có thể góp phần đẩy nhanh tốc độ lấy mẫu và trả kết quả sàng lọc Covid-19 tại TPHCM, trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng lan rộng như hiện nay”, ông Đức nói.

Trước đó, hồi đầu tháng 7, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và VPBank cũng đưa 2 container xét nghiệm Covid-19 lưu động vào Viện Pasteur TPHCM và Phú Yên, được đánh giá là mang lại hiệu quả tích cực trong công tác hỗ trợ lấy mẫu, xét nghiệm Covid-19, giảm tải cho các trung tâm xét nghiệm khác.

Chưa dừng lại ở đó, trước tình hình dịch bệnh ngày càng lan nhanh, gia tăng mạnh các ca dương tính tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TPHCM, Bộ Y tế đã có cuộc họp với TPHCM và thống nhất cần tăng cường tiếp cận tất cả các loại sinh phẩm, máy và thiết bị xét nghiệm trong bối cảnh thành phố ưu tiên sàng lọc nhanh 3 ngày/lần tại vùng lõi dịch, vùng phong toả; 7 ngày/lần tại vùng nguy cơ rất cao. Dựa trên chủ trương này, Sở Y tế TPHCM đề nghị Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiếp tục chuyển giao thêm 01 container xét nghiệm Covid-19 lưu động nữa cho TPHCM và đặt tại Viện Y dược học dân tộc, bên cạnh container xét nghiệm đang hoạt động tại Viện Pasteur TPHCM.

Theo đại diện VPBank, container xét nghiệm lưu động là một sáng kiến độc đáo, khác biệt, đầy tính thực tế và có thể đóng góp ngay cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 của TPHCM và các tỉnh phía Nam nói riêng và cả nước nói chung. Đây cũng là sự phát triển linh hoạt của mô hình Phòng khám lưu động container với mục tiêu khám sức khỏe miễn phí cho công nhân tại nhiều khu công nghiệp trên địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận mà VPBank và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp triển khai hồi tháng 4/2021.

Chính sách nhân ái, sẻ chia đồng hành cùng doanh nhân, doanh nghiệp

Khởi nghiệp cùng lứa với những tỷ phú đô la ở Đông âu như Phạm Nhật Vượng, Hồ Hùng Anh, ông Ngô Chí Dũngn- Chủ tịch VPBank trở về nước với tham vọng góp sức cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Thời điểm bấy giờ, kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều điều bàn cãi, ông Dũng đã không ngần ngại mở cho mình một lối đi riêng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Những chiến lược nhà băng này đề ra đến nay trải qua một thời gian dài đã cho thấy được sự thâm thúy và chính xác của mình trong việc lựa chọn phân khúc khách hàng để tiếp cận. Đối tượng doanh nhân, doanh nghiệp, ông chủ của các công ty vừa và nhỏ cho đến các tiểu thương buôn bán và thị trường bán lẻ chính là nơi ông lùng sục tiếp cận và kết quả đến nay cho thấy sự thành công của nhà băng này vượt qấ sự mong đợi ban đầu.

Giữa thời điểm dịch dã, mọi hoạt động của doanh nghiệp bị ngưng trệ và ảnh hưởng, hơn ai hết, ông Dũng hiểu tâm tư, nguyện vọng của những doanh nhân này. Trong chiến lược đưa ra, những chương trình nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng, khắc phục khó khăn do Covid-19, VPBank tiếp tục đẩy mạnh các gói vay không tài sản đảm bảo (vay tín chấp) với hạn mức tín dụng lên đến 3 tỷ đồng cùng lãi suất giảm tới 2%/năm.

Doanh nghiệp có thể vay theo món hoặc theo hạn mức với phương thức trả nợ khá linh hoạt. Đối với vay theo món áp dụng trả gốc và lãi theo tháng. Đối với vay theo hạn mức doanh nghiệp có thể thanh toán gốc và lãi theo tháng hoặc trả gốc vào cuối kỳ, trả lãi vào cuối tháng. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể vay theo hình thức thấu chi và trả lãi theo ngày, hoặc có thể phát hành thẻ tín dụng doanh nghiệp để được miễn lãi đến 55 ngày.

Ông Đào Gia Hưng - Phó Giám đốc khối SME VPBank cho biết: “Tại thời điểm này, không ít SME muốn mở rộng hoặc duy trì kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. Trong khi đó, nhiều tổ chức tài chính lại thận trọng “mở cửa” với cộng đồng này bởi nhiều lý do như doanh nghiệp thiếu hoặc không có tài sản thế chấp.

Do vậy, việc tiếp cận vốn của SME không hề dễ dàng. Bằng các tiêu chí đánh giá rõ ràng, minh bạch và hỗ trợ tối đa, chúng tôi hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp tháo gỡ các vấn đề về vốn cũng như tiếp sức vận hành trong thời điểm dịch Covid diễn biến phức tạp như hiện nay”.

Sau gói hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn được triển khai ngay từ đầu mùa dịch Covid-19, VPBank vừa công bố chương trình đồng hành thứ 2 với mức giảm lãi suất tới 2% cho các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 
Chương trình được áp dụng cho cả khách hàng hiện hữu lẫn khách hàng mới có nhu cầu vay vốn tại VPBank. Cụ thể, đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm, mức giảm lãi suất tối đa 1,5%/năm đối với khoản vay VND, 1%/năm đối với khoản vay USD. Đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm, VPBank áp dụng mức giảm lãi suất tối đa 2%/năm đối với khoản vay VND và 1%/năm đối với các khoản vay USD.

Đại diện VPBank cho biết, gói mở rộng, hỗ trợ lãi suất sâu thêm đến 2%/năm của ngân hàng vừa công bố nhằm hưởng ứng chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp trong cuộc họp chiều ngày 31/3. Đây được đánh giá là một trong những biện pháp thiết thực và ý nghĩa mà VPBank dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc trả nợ gốc, lãi cho các khoản vay hiện tại.

“Nhận định tình hình dịch bệnh sẽ còn có diễn biến phức tạp trong thời gian tới, VPBank bên cạnh chủ động theo sát các chỉ đạo và định hướng tiếp theo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đưa ra gói hỗ trợ mới dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, nhằm chung tay cùng người dân Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn chung”, đại diện VPBank nhấn mạnh.

Chưa dừng lại đó, để đi sát vào cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp hơn nữa, sau hàng loạt các chương trình hỗ trợ giãn nợ, giảm lãi suất cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, VPBank tiếp tục triển khai chương trình giảm lãi suất cho vay áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Cụ thể, đối với khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ (Micro SME) hoạt động trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, VPBank sẽ giảm 1.0% đối với khoản vay tín chấp và 0,5% đối với khoản vay thế chấp. Trong đó đối với các khoản vay hiện hữu sẽ được áp dụng giảm từ ngày 20/7 đến hết ngày 31/12 năm nay. Còn các khoản vay mới giải ngân trong khoảng từ 20/7-30/9 năm nay và có thời hạn vay dưới 6 tháng cũng sẽ được hưởng mức lãi suất hỗ trợ này trong suốt quãng thời gian vay.

Đối với những khách hàng cá nhân vay kinh doanh có thế chấp, các khoản vay hiện hữu sẽ được giảm ngay 1% cho đến hết kỳ trả nợ với khoản vay ngắn hạn và đến hết ngày 31/12 năm nay với khoản vay trung và dài hạn. Với các khoản vay mới sẽ giảm 1% trong toàn thời gian vay với khoản vay ngắn hạn và giảm 1% trong kỳ đầu tiên với các khoản vay trung - dài hạn.

 
Đối với các khoản vay tín chấp mới của khách hàng cá nhân và các hộ kinh doanh được phê duyệt từ 20/7 đến tháng 10 năm nay, lãi suất áp dụng sẽ giảm 1,5% trong suốt khoản thời gian vay. Với các mức giảm lãi suất như trên, tổng số dư nợ của khách hàng hiện hữu và vay mới tại phân khúc khách hàng SME được hỗ trợ vào khoảng 2.000 tỷ đồng; tổng dư nợ vay thế chấp của khách hàng hiện hữu của phân khúc khách hàng cá nhân vào khoảng 4.000 tỷ đồng.

Dự kiến với tốc độ giải ngân khoản vay mới hiện tại thì số dư nợ giải ngân mới mà các khách hàng cá nhân được hỗ trợ lên tới 7.000-8.000 tỷ đồng cho cả hai loại khoản vay thế chấp và tín chấp. Như vậy, chỉ tính riêng việc hỗ trợ giảm lãi suất sẽ thực hiện trong 6 tháng cuối năm, VPBank sẽ hỗ trợ cho khoảng 14.000 tỷ đồng dư nợ vay của cả khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đây là sự tiếp nối cho các chương trình hỗ trợ liên tục của VPBank với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Trong 6 tháng đầu năm nay, lĩnh vực được VPBank tập trung hỗ trợ là các ngành vận tải, nhà hàng, khách sạn và giáo dục. Đã có gần 4.800 khách hàng tương ứng tổng dư nợ được hỗ trợ là 13.000 tỷ đồng được giảm bình quân 0,4% lãi suất, cao nhất lên tới 1,4% cho khoản vay tín chấp và 0,9% vay thế chấp để vay bổ sung vốn lưu động. 4.000 khách hàng được giảm tới gần 0,7% lãi suất bình quân, tương ứng với 6.500 tỷ đồng dư nợ đã được hỗ trợ.

Với nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn, lãi suất bình quân đã giảm tới 0,3%, với 300 khách hàng được hỗ trợ tương ứng 61.000 tỷ đồng dư nợ bình quân (trong đó riêng dư nợ cho vay bổ sung vốn lưu động chiếm 11.000 tỷ đồng). Không chỉ giảm lãi suất, VPBank còn miễn giảm lãi và phí tín dụng chủ động cho khách hàng với tổng số tiền 200 tỷ đồng. Các khách hàng cá nhân cũng được hỗ trợ ở mức giảm bình quân 0,5% lãi suất cho vay, mức giảm cao nhất được ghi nhận ở sản phẩm cho vay kinh doanh, với mức 1,2%. Như vậy, tổng số khách hàng được VPBank giảm lãi suất trong 6 tháng đầu năm nay là hơn 100.000 khách hàng với tổng dư nợ tương ứng là gần 140.000 tỷ đồng. Số lãi đã giảm cho các phân khúc khách hàng này lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Với tinh thần vì một Việt Nam thịnh vượng, VPBank đã cho thấy được sự nhân ái, sẻ chia của mình trong từng chính sách đồng hành với người dân, doanh nhân, doanh nghiệp giữa cuộc chiến chống giặc Covid-19 chưa hồi kết. 

Chủ tịch VinaLAB: Đẩy mạnh việc kết nối, chuyển giao thiết bị, phương pháp thử(VietQ.vn) - Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam VinaLAB vừa tổ chức sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021.

Hoàng Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang