Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa: Hãy biến mình thành vô sản

author 14:29 09/02/2015

Khi thành ông chủ, cái sợ lớn nhất là sợ mất. Tại sao đứng trước một quyết định lớn không dám làm? Là sợ thua. Lời khuyên cho doanh nhân: Hãy đặt mình về số 0, tự các bạn biết các bạn yếu gì.

 Nguyễn Hữu Thái Hòa, vô sản, giám đốc chiến lược, tập đoàn FPT, ông chủ, nguy hiểm, rủi ro

Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa – Giám đốc Quản lý Chiến lược CTCP Tập đoàn FPT – đã chia sẻ bài học thành công với các bạn khởi nghiệp đúc rút từ chính kinh nghiệm bản thân.

Bài học 1 – Nhân 3 Cơ hội

Trong mô hình phân tích SWOT (tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths - Điểm mạnh, Weaknesses - Điểm yếu, Opportunities - Cơ hội và Threats - Thách thức), điểm Cơ hội ít nhất phải là nhân trọng số 3.

Ngày được đề bạt lên làm Trưởng bộ phận Chất lượng và Phương thức sản xuất của Schneider Electric, anh kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái Hòa đối diện với cả đống Thách thức vì không biết gì về chuyên môn, cụ thể là ngành điện. Điểm mạnh: Không có gì ngoài kiến thức về kiến trúc.

Điểm lóe lên duy nhất lúc ấy là Cơ hội. Schneider là 1 trong 120 lớn nhất thế giới. “Còn về lộ trình công danh, nếu tồn tại được, sau 6 tháng định vị và ký hợp đồng, tôi có thể apply (xin việc – PV) tại các vùng Đông Nam Á ngang cấp” – ThS Hòa kể lại.

=> Lời khuyên: “Điểm cơ hội là giấc mơ.  Khi các bạn rất trăn trở, nếu có tí ti cơ hội hãy nhân trọng số lên và thử”.

Bài học 2: Concept Zero

Khi thành ông chủ, cái sợ lớn nhất là sợ MẤT. Tại sao đứng trước một quyết định lớn không dám làm? Là sợ thua.

“Khi nhận đề nghị công việc trên, tôi đã khai thật là tôi không biết gì về điện. Khi người ta biết mình yếu, người ta đào tạo. Tôi được gửi qua Tây Ban Nha 1 tháng trời chỉ để làm công nhân. Ban đầu tôi nghĩ họ đối xử với mình rất tệ. Nhưng khi không làm công nhân các bạn không thể biết công nhân vất vả thế nào”.

“Khi hàn điện, một hàn sắt hơi dư một tí, khi nhiễm từ, nhiễm điện có thể gây nổ...” – ông Hòa kể

“Khi liệt ra điểm yếu, nó sẽ thành điểm mạnh. Khi lên cấp bậc cao, tôi phát hiện rất nhiều sếp không biết sản phẩm làm ra thế nào. Càng lên cao các bạn càng hỏng hết. Càng lên cao các bạn càng lên mây”.

=> Lời khuyên: “Hãy đặt mình về "mo". Chúng ta hãy tạo ra một số cơ hội. Khi tự đem về 0, tự các bạn biết các bạn yếu gì. Chúng tôi có nhiều quá nên chúng tôi sợ mất. Còn các bạn chưa có gì nên không sợ mất. Cái quan trọng nhất của tuổi trẻ là hãy lao vào khi có niềm tin”.

Bài học 3: Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất. Nơi tưởng thắng lớn nhất là chứa đựng rủi ro cao nhất.

“Kinh nghiệm của tôi là những lúc huy hoàng nhất thì có nguy cơ nhất. Những nhà chiến lược thành công thì ngay từ lúc mở champagne đã nghĩ đến cách đối phó. Khi được tung lên trời thì về mặt tâm lý, là ở đỉnh cao của sự ganh ghét” – ông Hòa nói.

Trong câu chuyện cá nhân của mình, ông Hòa cho biết thời điểm được đưa về lại Hongkong năm 2005 – nơi làm việc trong mơ của nhiều chuyên gia cao cấp ngày nay. Ba địa điểm làm việc trong mơ là Hongkong, Thượng Hải và Singapore là vì lương cao gấp 3 lần. Toàn bộ quy chế là quy chế cho chuyên gia xa xứ với 1 căn hộ ở Hongkong có giá thuê gần 10.000 USD/tháng.

Thời điểm ấy, ông Hòa phát hiện ra một nguy cơ rất lớn trong hợp đồng lao động. Trong khi hợp đồng ở Pháp, tương lai cực kỳ được bảo đảm, với điều khoản nếu bị đuổi việc sẽ được hưởng tới 70% lương cao nhất ở Pháp và được bảo trợ. Nhưng với hợp đồng lao động ở Hongkong: Công ty chỉ cần trả 2 tháng lương và được phép đuổi việc người ở cương vị lãnh đạo ngay lập tức.

Nhưng tôi đã chọn Hongkong – một nơi hứa hẹn chứ không phải Pháp – một nơi làm việc già cỗi mà vị trí Giám đốc mọc cả rễ và người Phó phải đợi suốt đời.

=> Lời khuyên: “Nơi người ta sẵn sàng đuổi việc bạn là nơi các bạn cần đến”.

Theo Trí Thức Trẻ


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang