Phân tầng đại học: Ai làm ?

author 16:44 03/10/2014

(VietQ.vn) - Tổ chức nào sẽ đứng ra để phân tầng và xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học?

Trường nào "đủ tuổi" là ĐH nghiên cứu ?

Tin tức từ Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ này đang lấy ý kiến người dân về dự thảo "Quy định về phân tầng và xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học".

Tuy nhiên, ngay khi vừa ban hành, dự thảo này đã bộc lộ nhiều điểm bất cập.

Phân tầng ĐH: Cơ quan nào đảm nhiệm

Phân tầng ĐH: Cơ quan nào đảm nhiệm

Tiêu biểu như việc dự thảo quy định, ĐH định hướng nghiên cứu phải đủ các tiêu chí

- Ít nhất 40% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của trường có trình độ tiến sĩ;

- Ít nhất 25% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của trường có chức danh Giáo sư, Phó giáo sư;

- Đào tạo và cấp bằng ít nhất 50 tiến sĩ/năm;

- Hằng năm công bố ít nhất 50 bài báo, công trình nghiên cứu kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế trong danh mục ISI, SCI;

Hiện nay, số liệu của các trường tốp đầu như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Y Hà Nội, ĐH Quốc gia TPHCM đều không đáp ứng là số GS và PGS phải chiếm hơn 25% tổng số giảng viên cơ hữu.

Các trường khối kỹ thuật như ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật quân sự cũng chỉ đáp ứng được một số tiêu chí trong "bộ tiêu chí" về ĐH định hướng nghiên cứu. Nhưng lãnh đạo các trường kỹ thuật cho hay, không nên xếp họ vào các trường thuộc khối định hướng nghiên cứu.

Trong khi đó, ĐH theo hướng nghiên cứu có nhiều tiêu chí thì ĐH theo hướng ứng dụng lại khá sơ sài về tiêu chuẩn.

Các yêu cầu như: "Đào tạo trình độ đại học và trình độ thạc sĩ là chủ yếu, một số ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ. Cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" là những mục tiêu hiển nhiên của bất kỳ trường nào.

Mặt khác, Nghị định chưa nói cụ thể các tiêu chí cho ĐH ứng dụng là như nào?

Ai đứng ra phân tầng ĐH?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên thế giới, việc phân tầng, phân loại ĐH do các Tạp chí uy tín về Giáo dục, một Viện nghiên cứu nào đó hoặc một trường ĐH có năng lực đứng ra bình chọn hằng năm.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, theo nhiều chuyên gia giáo dục thì rất khó tìm được một tờ tạp chí độc lập với Bộ GD-ĐT mà lại có uy tín khi viết về Giáo dục.

Còn với phương án giao cho Viện Nghiên cứu thì hiện nay, chỉ có các Viện nghiên cứu thuộc Bộ GD-ĐT mới đủ năng lực nghiên cứu về Giáo dục. Nhưng như vậy sẽ không khách quan.

Còn nếu giao cho một trường nào đó đánh giá thì cũng không đạt được sự khách quan mong đợi.

Nhiều ý kiến cho rằng, nên giao việc phân tầng ĐH cho Hiệp hội các trường ĐH, CĐ sẽ được thành lập trong thời gian sắp tới.

Hoàng Tuân

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang