Mỹ cho 'nghỉ hưu' loại vũ khí hạt nhân có sức công phá cực mạnh

author 16:30 23/04/2018

(VietQ.vn) - Khẩu pháo hạt nhân M65 là vũ khí do Mỹ chế tạo có sức công phá cực mạnh tuy nhiên nó nhanh chóng phải cho nghỉ hưu.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo MilitaryFactory, trong những ngày đầu của Chiến tranh Lạnh, chính phủ Mỹ gặp khó khăn trong việc trấn an các đồng minh châu Âu, buộc Lầu Năm Góc phải nghiên cứu một vũ khí hạt nhân nhỏ cấp chiến thuật để răn đe đối phương và trấn an đồng minh, và pháo M65 ra đời. 

 Siêu pháo M-65 của Mỹ có khả năng hủy diệt cực mạnh. Ảnh: ANTĐ

 Siêu pháo M-65 của Mỹ có khả năng hủy diệt cực mạnh. Ảnh: ANTĐ

Khẩu pháo M65 được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu trang bị cho quân đội những vũ khí hạt nhân chiến thuật mạnh hơn vũ khí thông thường nhưng không tạo ra sự hủy diệt quá lớn như vũ khí hạt nhân chiến lược. Yêu cầu trên được đặt ra vì thực tế chiến trường cho thấy việc sử dụng bom nguyên tử là cực kỳ hãn hữu bởi tính tàn bạo quá mức của nó.

Pháo hạt nhân M65 có trọng lượng 83.300 kg; chiều dài 25,6 m; chiều rộng 4,9 m; chiều cao 3,7 m; cỡ nòng 280 mm; tầm bắn tối đa 28.800 m; trọng lượng đạn 364 kg; tốc độ bắn 15 phát/h. Pháo M65 là loại pháo lớn nhất của quân đội Mỹ, có thể bắn cả các đầu đạn thông thường và hạt nhân. Có cái tên ban đầu là "Able Annie" (Annie mạnh mẽ) trước khi đổi thành "Atomic Annie" (Annie nguyên tử), đây là một cỗ pháo cỡ nòng 280 mm, có tầm bắn hơn 32 km.

Sau 4 năm nghiên cứu chế tạo, vào ngày 25/5/1953 khẩu siêu pháo bắn đạn hạt nhân đầu tiên của loài người đã bắn thử thành công tại bãi thử Nevada, Hoa Kỳ. Trong lần thử nghiệm này, pháo hạt nhân M65 đã bắn một đầu đạn hạt nhân chiến thuật W9 có đương lượng nổ 15 kT (tương đương 15.000 tấn thuốc nổ TNT) đi xa 7 dặm. Đây là lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử một vũ khí hạt nhân được bắn đi từ một khẩu pháo.

Hé lộ vũ khí 'kẻ thống trị bầu trời' của Mỹ trong cuộc tấn công Syria (VietQ.vn) - Tiêm kích F-15 được xem là vua bầu trời trong nhiều thập kỷ và cho tới tận ngày nay nó vẫn là một vũ khí đáng gờm của Mỹ.

Sau khi thử nghiệm thành công, đã có ít nhất 20 khẩu pháo M65 được sản xuất tại Watervliet và Watertown với chi phí ước tính 800.000 USD/khẩu. Dù tạo ra hiệu ứng tâm lý rất lớn, những siêu pháo hạt nhân nhanh chóng trở nên lỗi thời trước sự phát triển của kỹ thuật tên lửa.

Tuy nhiên, pháo M65 có nhược điểm là quá lớn và cồng kềnh nên khó che giấu, khó vận chuyển bằng máy bay, buộc người ta phải tháo rời các bộ phận và dùng tàu để chở bằng đường biển đến nơi tập kết, sau đó đưa lên tàu hỏa và lắp ráp lại tại căn cứ. Bởi vậy, đến năm 1963, pháo hạt nhân M65 được cho nghỉ hưu sau khi các đạn pháo hạt nhân nhỏ hơn sử dụng trên pháo thông thường 155 mm và 203 mm ra đời.

Sau khi rút khỏi tiền tuyến, một số khẩu pháo hạt nhân M65 bị phá hủy và bỏ lại ở nước ngoài thay vì đưa trở lại nước Mỹ. 79 đạn W9 của nó cũng bị thu nhỏ lại và chế tạo thành các bom T4 ADM, một trong những “vũ khí hạt nhân thu nhỏ” đầu tiên được âm thầm đưa vào biên chế quân đội Mỹ trong thời gian dài.

Quân đội Mỹ đã cho nghỉ hưu các khẩu pháo hạt nhân năm 1991 khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Các khẩu pháo hạt nhân 155 mm và 203 mm cuối cùng được tháo dỡ năm 2004. Hiện nay, có ít nhất 8 trong tổng số 20 khẩu siêu pháo M65 vẫn còn được trưng bày trên khắp nước Mỹ.

Từng có nhiều tranh cãi về giá trị của các khẩu pháo hạt nhân, nhất là về tầm bắn. Tuy nhiên, trước đó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ khi đó, tướng J. Lawton Collins tin rằng việc đe dọa triển khai loại vũ khí này đã góp phần dẫn tới hiệp ước đình chiến tại bán đảo Triều Tiên. Đồng thời, ông tin rằng sự hiện diện tại châu Âu "của các khẩu pháo nguyên tử Mỹ đã góp phần lớn vào việc răn đe bất kỳ cuộc tấn công nào của Liên Xô.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang