Vũ khí đáng sợ nhất của Nga ‘khạc ra lửa' nướng chín mục tiêu nhanh gọn

author 19:29 17/10/2017

(VietQ.vn) - Pháo tự hành 2S7 Malka là vũ khí có cỡ nòng rất lớn có khả năng hạ mục tiêu nhanh gọn và chính xác. Nhờ vậy vũ khí này trở thành loại pháo thông thường có uy lực lớn nhất thế giới.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo các chuyên gia quân sự, một trong số những khẩu pháo tự hành mạnh nhất mà quân đội Nga sở hữu là pháo 2S7 Malka. Đây là loại pháo tự hành có cỡ nòng rất lớn, được phát triển vào giai đoạn những năm 1970 và 1980.

Khi được biên chế vào năm 1976, vũ khí này trở thành loại pháo thông thường có uy lực lớn nhất thế giới. Ngoài đầu đạn hạt nhân, 2S7 có thể bắn đạn pháo nổ mảnh ZFO-35 để tiêu diệt mục tiêu mềm như binh sĩ và khí tài không bọc giáp. Một số chuyên gia quân sự nhận định loại pháo này mạnh không kém các khẩu pháo khổng lồ trên thiết giáp hạm thời Thế chiến II.

Pháo tự hành 2S7M Malka. Ảnh: Kiến thức

Pháo tự hành 2S7M Malka. Ảnh: Kiến thức 

Pháo tự hành 2S7 Malka có tầm bắn 37,5 km nếu sử dụng đạn thông thường, con số này sẽ tăng lên 55,5 km nếu trang bị đạn tăng tầm bằng rocket (RAP). Nhờ tầm bắn lớn, kíp vận hành có thể bắn một hoặc hai phát, sau đó cơ động rời vị trí trước khi đạn rơi xuống mục tiêu. Điều này giúp 2S7 khó bị đánh trả, nhất là từ đối phương được trang bị hệ thống phát hiện và định vị phản pháo.

Một đặc điểm độc đáo của Malka là hệ thống cảnh báo khai hỏa. Sức ép từ mỗi phát bắn rất lớn, đủ sức gây choáng, vô hiệu hóa bất cứ binh sĩ nào ở khoảng cách gần và không chuẩn bị trước. Vì vậy, tổ hợp này sẽ phát cảnh báo bằng loa trong vòng 5 giây trước khi khai hỏa.

Pháo tự hành 2S7M Malka là phiên bản nâng cấp mới nhất của pháo tự hành 2S7 Pion, trang bị thêm hệ thống thông tin liên lạc mới và có thể chở tới 8 viên đạn 203mm cùng liều phóng.

Vũ khí mang hơn 100 tên lửa và ‘mắt thần’ hỏa lực thiêu đốt mọi đối thủ(VietQ.vn) - Tàu tuần dương Ticonderoga là vũ khí được trang bị hàng loạt vũ khí uy lực và radar hỏa lực giúp nó có thể diệt mục tiêu cực kỳ chính xác.

Bản nâng cấp 2S7M xuất hiện vào năm 1983 với cải tiến ở hệ thống điều khiển hỏa lực để tăng độ chính xác. Tốc độ bắn được tăng lên 2,5 phát/phút và cơ số đạn dự trữ nhiều gấp đôi so với mẫu 2S7 nguyên gốc. Quân đội Nga hiện còn 300 khẩu 2S7 và 2S7M trong tình trạng niêm cất, sẵn sàng sử dụng khi có yêu cầu.

Được biết, trước đây cả Nga và Mỹ đều tìm kiếm giải pháp pháo kích vào khu vực tập trung quân đội của đối phương ở khoảng cách ngắn bằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân có sức công phá thấp.

Bên cạnh đạn pháo hạt nhân, các kỹ sư còn thiết kế loại đạn thông thường có sức nổ cực mạnh cho khẩu pháo này. Nói cách khác, xét trên phương diện chiến đấu, khẩu pháo này gần tương tự pháo chính của thiết giáp hạn thời kỳ Thế chiến II. 

Trong cuộc tập trận chiến thuật của pháo binh Quân khu miền Tây ở khu vực sông Amur, các khẩu đội pháo tự hành 2S7M Malka và Giatsint-S đã thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tiêu diệt trung tâm chỉ huy, trận địa tên lửa phòng không và các công trình kiên cố của kẻ địch giả định ở cự ly hơn 25km. Tất cả mục tiêu đều bị phá hủy. Đây được xem là cuộc bắn đầu tiên của hệ thống pháo tự hành 203mm Malka sau khi nó được tái vũ trang cho pháo binh Nga. 

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang