Phát hiện dấu vết đại dương khổng lồ dưới bề mặt Trái đất

author 11:48 18/06/2014

Một đại dương khổng lồ đã được phát hiện ở sâu phía dưới bề mặt của Trái đất, với lượng nước gấp 3 lần của tất cả các đại dương trên Trái đất cộng lại.

Sự kiện: Khám phá đại dương

Một đại dương khổng lồ đã được phát hiện ở sâu phía dưới bề mặt của Trái đất, với lượng nước gấp 3 lần của tất cả các đại dương trên Trái đất cộng lại. Phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học giải thích sự hình thành của các đại dương ngày nay. Đại dương khổng lồ này nằm bên trong một loại đá màu xanh gọi là ringwoodit, ở độ sâu 700km dưới lòng đất, nó nằm giữa phần lõi của Trái đất và bề mặt.

Nhiều nhà địa chất cho rằng lượng nước khổng lồ phía dưới mặt đất này là do các sao chổi va vào Trái đất, những khám phá mới này củng cố giả thuyết khác cho rằng nước ở các đại dương phát xuất từ sự rò rỉ từ bên trong. Khối nước khổng lồ bên trong cũng có thể đã đóng vai trò như tầng đệm cho các đại dương ở bề mặt và vẫn giữ cơ cấu tồn tại đó trong nhiều triệu năm qua.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng 2.000 máy đo địa chấn để khảo sát sóng chấn động được tạo ra từ 500 trận động đất. Những sóng địa chấn này di chuyển bên trong trái đất, kể cả phần lõi và có thể được ghi nhận từ bề mặt.

Đá ringwoodit chứa bên trong lượng nước khổng lồ

Bằng cách đo vận tốc sóng địa chấn ở độ sâu khác nhau, các chuyên gia nhận ra được dạng đất đá nào sóng đã đi qua. Lớp nước được họ phát hiện do sóng đi chậm lại.

Cho đến nay, nhóm nghiên cứu chỉ có bằng chứng về lớp đá chứa nước bên dưới diện tích nước Mỹ và mong muốn được khảo sát trên toàn bề mặt hành tinh. Ông Jacobsen cũng lưu ý rằng trong điều kiện nhiệt độ và áp suất gần lõi trái đất nước nằm trong đá khối nhưng ở bề mặt, đá sẽ trở thành hạt cát.

Theo VNN

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang