Phát hiện hành tinh khí nóng kỳ lạ khổng lồ không có mây

authorThu Hường 09:15 17/05/2018

(VietQ.vn) - Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một hành tinh khí nóng khổng lồ với tên gọi WASP-96b. Điều đặc biệt là hành tinh này không có mây.

Nhờ việc sử dụng kính viễn vọng Very Large của Đài thiên văn Nam châu Âu ở Chile, nhóm nghiên cứu do nhà thiên văn học tại Đại học Exeter, Vương quốc Anh Nikolay Nikolov đã phát hiện gã hành tinh khí nóng khổng lồ được gọi là WASP-96b. Điều đặc biệt, hành tinh không có mây.

Trước giờ, lượng Natri trong khí quyển hành tinh thường bị che phủ bởi mây rất khó phát hiện, nhưng đối với WASP-96b, nguyên tố natri dễ dàng được quan sát thấy. Điều đó đồng nghĩa bầu khí quyển của hành tinh không có mây nên rất dễ nhìn thấy Natri. Chính vì đặc điểm này mà WASP-96b trở thành hành tinh kỳ lạ mới được phát hiện trong vũ trụ.

Theo lời nhà nghiên cứu Nikolov, đối với hầu hết các hành tinh, những đám mây thường làm cho lượng Natri khí quyển cũng như hình dạng hành tinh khó phân biệt.

Hành tinh khí nóng khổng lồ không có mây, chưa từng xuất hiện trước đây. Nguồn ảnh: Phys.  

Ngoài việc có một bầu không khí giàu natri, không mây, hành tinh WASP-96b cực kỳ nóng, ở 1.300 kelvins (1.900 độ F, hoặc 1000 độ C), mức nhiệt này lớn hơn 20% so với sao Mộc. Khối lượng của hành tinh tương tự như sao Thổ, do đó các nhà nghiên cứu phân loại hành tinh này như là một "Sao Thổ nóng". Bên cạnh đó, hàm lượng natri trong bầu khí quyển của hành tinh WASP-96b cũng tương tự như các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Trước đó không lâu, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra thông tin về việc phát hiện một hành tinh kỳ lạ ở xa, có kích thước như sao Hải Vương. Hành tinh mới được đặt tên là HAT-P-26b, nằm cách Trái Đất khoảng 437 năm ánh sáng và được gọi là “sao Hải Vương ấm” hoặc “sao Hải Vương nóng”.

Hannah Wakeford - một trong những nhà nghiên cứu, thuộc chuyến bay Goddard Space Flight của NASA, cho biết: "Các nhà thiên văn vừa mới bắt đầu kiểm tra bầu khí quyển ở hành tinh xa xôi và trông giống Hải Vương tinh này. Và gần như ngay lập tức, chúng tôi thấy đây là một ví dụ đi ngược lại với tất cả những quy luật tồn tại trong hệ Mặt Trời của chúng ta”.

Những gì không bình thường về HAT-P-26b là bầu không khí nguyên thủy bất ngờ của nó, bao gồm gần như hoàn toàn là hydro và heli. Đối với một hành tinh nằm gần ngôi sao vật chủ, một vòng quay của nó chỉ mất 4.23 ngày. Sự thật, nó phá vỡ các mô hình thiên văn học được sử dụng để quan sát thành phần khí quyển của các hành tinh khác.

Khi điều đó xảy ra, quỹ đạo chặt chẽ của HAT-P-26b làm cho việc nghiên cứu trở nên dễ dàng. Một trong những cách mà các nhà khoa học dùng để nghiên cứu bầu khí quyển của các hành tinh xa lạ, là quan sát các hành tinh khi chúng đi qua ngôi sao chủ của chúng.

Phát hiện một tiểu hành tinh 'độc đáo và bí ẩn' nằm ngoài Hệ Mặt Trời(VietQ.vn) - Nhờ sự hỗ trợ của kính viễn vọng cỡ lớn, các nhà thiên văn học đã phát hiện một tiểu hành tinh "độc đáo và bí ẩn" nằm ngoài Hệ Mặt Trời có tên gọi 2004 EW95.

Khi các hành tinh thực hiện điều này, kính thiên văn có thể phân tích ánh sáng từ những ngôi sao được lọc bởi bầu khí quyển của hành tinh. Điều này có thể cho chúng ta biết về các hóa chất tạo nên vùng không gian đó.

Sử dụng dữ liệu từ kính thiên văn Hubble và Spitzer của NASA, nhóm nghiên cứu của Wakeford nhận thấy khí quyển của HAT-P-26b không hề có mây nhưng lại có dấu hiệu rõ ràng của nước. Theo các nhà nghiên cứu, thì đây là cách tốt nhất để tính thời gian mà mực nước trên hành tinh phát triển đến kích thước này.

Điều quan trọng là dấu hiệu của nước cho phép nhóm nghiên cứu ước tính tính kim loại trên HAT-P-26b. Đây là mức độ mà bầu khí quyển của hành tinh bị chi phối bởi các nguyên tố nặng hơn hydro và heli.

Theo lời David K. Sing – một trong những nhà nghiên cứu của Trường đại học Exeter ở Anh: Hành tinh này chắc chắn không bình thường, những phát hiện về hành tinh này khác hẳn những hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Hạnh Vũ (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang