Phát hiện khối kim cương khổng lồ cách Trái Đất 50 năm ánh sáng

author 16:48 12/09/2016

(VietQ.vn) - Các nhà thiên văn Mỹ vừa phát hiện một hành tinh chứa toàn kim cương nguyên khối có đường kính hơn 4.023 km chỉ cách Trái Đất 50 năm ánh sáng.

Khối kim cương khổng lồ hình thành từ lõi ngôi sao lùn trắng BPM 37093. Ảnh: VnExpress/fooyoh.com.

Theo Express, trong báo cáo công bố trước đó, nhóm nghiên cứu ở Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard - Smithsonia tại Massachusetts, Mỹ, mô tả hành tinh này là một khối carbon tinh thể hóa, giống như một khối kim cương khổng lồ.

Trong quá khứ, khối kim cương này là BPM 37093, một ngôi sao có kích thước tương đương Mặt Trời sụp đổ vào lõi sau khi cạn kiệt nhiên liệu và không thể tiếp tục duy trì các phản ứng hạt nhân.

BPM 37093 trở thành ngôi sao lùn trắng nóng, có cấu tạo chủ yếu là carbon, bao phủ bên ngoài là lớp khí hydro và heli mỏng. Qua thời gian, carbon kết tinh và chuyển thành kim cương.

Những ngôi sao lùn trắng như BPM 37093 rung động như một chiếc cồng khổng lồ, cho phép nhóm nghiên cứu đo đạc và tìm hiểu.

Các nhà thiên văn cho rằng, Mặt Trời có kích thước phù hợp để trở thành một ngôi sao lùn trắng khi chết sau 5 tỷ năm nữa. Trải qua thêm hai tỷ năm, lõi của nó cũng sẽ kết tinh thành viên kim cương khổng lồ ở trung tâm hệ Mặt Trời.

Năm 2017, Bảo tàng vũ trụ Việt Nam bắt đầu đón khách(VietQ.vn) - Hiện Bảo tàng Công nghệ vũ trụ đang được xây dựng tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc và dự kiến cuối năm 2017 sẽ mở cửa đón khách tham quan.

BPM 37093 không phải là hành tinh kim cương duy nhất được phát hiện, trước đó, VietNamNet cho biết, các nhà thiên văn học cũng đã phát hiện thấy một hành tinh mới lấp lánh giống như một viên kim cương trên bầu trời.

Hành tinh 55 Cancri e, được phát hiện bởi các nhà thiên văn học thuộc trường đại học Yale (Mỹ), có bán kính lớn gấp 2 lần Trái đất và có trọng lượng gấp 8 lần hành tinh của chúng ta. Các nhà khoa học nghĩ rằng bề mặt của hành tinh 55 Cancri e được bao phủ bởi kim cương và than chì.

Cũng theo các nhà khoa học, hành tinh này có quỹ đạo quay quanh ngôi sao mẹ rất ngắn chỉ 18 giờ/vòng, trong khi, quỹ đạo của Trái đất quanh Mặt trời là 365 ngày.

Khác với những hành tinh kim cương trên, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương lại đem đến cho các nhà thiên văn học sự ngỡ ngàng về những đại dương kim cương khổng lồ, tin tức trên Trí Thức Trẻ.

Nghiên cứu này được đưa ra dựa trên các đo đạc chi tiết về điểm tan chảy của kim cương. Theo đó, các chuyên gia phát hiện ra, kim cương có đặc tính như nước trong lúc bị đóng băng và tan chảy ở dạng thể rắn, trôi nổi bên trên các dạng thể lỏng.

Dựa vào cấu tạo bên dưới lớp khí quyển của hai hành tinh Thiên Vương và Hải Vương là lớp phủ được tạo thành từ băng tuyết của nước, amoniac và methane các chuyên gia phát hiện ra đại dương chứa kim cương lỏng.

Trong điều kiện khắc nghiệt, trọng lượng khổng lồ, các lớp phủ này phải chịu áp suất "khủng" với nhiệt độ dao động trong khoảng 1.727 độ C đến 4.727 độ C.

Trong điều kiện như vậy, băng methane bị vỡ ra thành các nguyên tố cấu thành, sản sinh ra carbon tinh khiết và dưới áp suất lớn, kim cương được hình thành.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang