Loài cá kỳ lạ ngủ đông nhiều năm không cần ăn, uống

author 16:55 18/08/2015

(VietQ.vn) - Cá phổi châu Phi có thể ngủ đông từ 3 đến 5 năm mà không cần có thức ăn, không nước uống. Phát hiện này có thể áp dụng đối với các hoạt động của con người.

Sự kiện: Thiên nhiên kỳ thú

Theo Dailymail, các nhà nghiên cứu công bố một phát hiện mới về một loài cá kỳ lạ có thể ngủ đông nhiều năm mà không cần thức ăn và nước uống. Điều này giúp các nhà khoa học một ngày nào đó có thể tính toán ra cách giúp con người ngừng hoạt động để tiết kiệm thêm thời gian kéo dài cuộc sống.

Loài cá kỳ lạ đó là cá phổi châu Phi có thể ngủ từ 3 đến 5 năm mà không có thức ăn. Chúng chỉ thức dậy khi môi trường nước ngọt xung quanh ngập tràn. Một nghiên cứu cho thấy những diễn biến trong tế bào loài cá này có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu ra trạng thái tương tự như ở người.

Phát hiện này rất hữu ích cho các phi hành gia du hành vào không gian với khoảng cách dài. Không những thế nó cũng có thể áp dụng cho hình thức cao cấp hơn của các loại thuốc trong y học.

Phát hiện mới về cách ngủ đông của loài cá phổi châu Phi rất hữu ích đối với nghiên cứu khoa học

Phát hiện mới về cách ngủ đông của loài cá phổi châu Phi rất hữu ích đối với nghiên cứu khoa học

Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, loài cá này không ăn hoặc uống cũng không thực hiện hoạt động đào thải, đôi khi có những con kéo dài thời gian lên tới 5 năm. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng trong quá trình này, chúng đã kìm hãm tốc độ của đồng hồ sinh học, từ bỏ nhu cầu ăn uống bình thường và tồn tại trong một trạng thái năng lượng rất thấp.

Kiểu tạm ngừng hoạt động kỳ lạ này khiến các nhà khoa học cảm thấy rất thú vị và bị cuốn hút bởi vì hình thức này có thể nhận rộng đối với cả con người. Nó có thể hữu ích trong các trường hợp bệnh nhân nguy cấp như các vết thương do đạn bắn để duy trì thêm thời gian hoạt động trong khi não đã chết.

Các nhà khoa học đại học Quốc gia Singapore phát hiện ra rằng việc duy trì trạng thái này hay còn gọi là aestivation, liên quan đến sự điều tiết hoạt động của các tế bào khác nhau. "Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thể hiện tầm quan trọng của việc duy trì tỷ lệ thấp việc sản xuất chất thải và lưu trữ năng lượng trong suốt giai đoạn "bảo dưỡng". Ngoài ra nó cũng thể hiện sự phụ thuộc vào việc lưu trữ năng lượng trong cơ thể để sữa chữa và biến đổi cấu trúc trong các giai đoạn quan trọng", các nhà nghiên cứu cho biết.

Chúng tiết ra một loại nước nhầy bao phủ khắp cơ thể

Chúng tiết ra một loại nước nhầy bao phủ khắp cơ thể

Nhóm các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi giáo sư Ip Yuen Kwong đến từ sở khoa học sinh học đã so sánh biểu hiện gen khác nhau trong gan của loài cá phổi châu Phi sau sáu tháng dừng hoạt động đến lúc đặt con cá vào môi trường nước ngọt bình thường. Họ cũng so sánh các biểu hiện gen của ngày đầu tiên sau khi dừng hoạt động đến khi chúng thức dậy để biểu hiện gen trong suốt giai đoạn ngủ đông.

Trong thời gian ngừng hoạt động, các gen liên quan đến chất thải có tính khử độc là gen gia tăng biểu hiện (up-regulated genes), dừng sản xuất các sản phẩm độc hại trong gan. Đồng thời sự biểu hiện của các gen liên quan đến đông máu và chuyển hóa sắt và đồng là các gen giảm biểu hiện (down-regulated gene), các gen này theo các nhà khoa học thì có thể là chiến lược để bảo tồn năng lượng.

Loài cá phổi châu Phi là một trong những loài thân cận nhất của động vật bốn chân, nhóm đầu tiên của động vật có xương sống bốn chi sống bên ngoài môi trường nước. Giải phẫu học của loài cá này cung cấp những manh mối về cách các loài động vật đầu tiên tiến hóa như thế nào để  hít thở không khí cũng như cách các lá phổi thích nghi để duy trì cơ thể trong môi trường cạn.

Bích Phượng

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang