Phát hiện một tiểu hành tinh 'độc đáo và bí ẩn' nằm ngoài Hệ Mặt Trời

authorThu Hường 06:01 13/05/2018

(VietQ.vn) - Nhờ sự hỗ trợ của kính viễn vọng cỡ lớn, các nhà thiên văn học đã phát hiện một tiểu hành tinh "độc đáo và bí ẩn" nằm ngoài Hệ Mặt Trời có tên gọi 2004 EW95.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Thông qua các thiết bị, kính viễn vọng cỡ lớn đặt tại đài quan sát trên núi Cerro Paranal, cách thủ đô Santiago của Chile 1.200 km về phía Bắc, các nhà thiên văn học đã phát hiện một tiểu hành tinh "độc đáo và bí ẩn" nằm ngoài Hệ Mặt Trời, có tên gọi 2004 EW95. Tiểu hành tinh này cũng có thể đã được đẩy đi hàng tỷ km từ nơi bắt đầu hình thành cho đến khu vực được phát hiện hiện nay trong vành đai Kuiper.

Nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Queen´s Belfast của Anh cho biết, thiên thể ở vành đai Kuiper trên là hành tinh đầu tiên được phát hiện ở vùng ngoại vi băng giá của Hệ Mặt Trời và rất giàu carbon. Nhà khoa học Tom Seccull, Trưởng nhóm nghiên cứu, đưa ra giả thuyết về khả năng một hành tinh di chuyển khác đã đẩy 2004 EW95 vào quỹ đạo hiện nay trong những ngày đầu hình thành Hệ Mặt Trời.

Ảnh minh họa: sciencenews 

Với những thiết bị hiện đại, nhóm nghiên cứu đã quan sát được chi tiết mô hình phản xạ ánh sáng từ 2004 EW95, từ đó đưa ra giả thuyết về thành phần hình thành nên tiểu hành tinh. Theo đó, vành đai Kuiper là một vùng băng giá giống như vầng hào quang mở ra từ Sao Hải Vương tới khoảng cách xa hơn Mặt Trời khoảng 55 lần so với Trái Đất. Nó được cho là tàn dư của các va chạm dẫn đến sự hình thành của các tiểu hành tinh.

Bí ẩn dấu vết lạ trên Mặt Trăng sao Thổ nghi là mặt người ngoài hành tinh(VietQ.vn) - Thông tin trên bề mặt của Mặt Trăng Lapetus, Mặt Trăng vệ tinh của Thổ tinh xuất hiện một dấu vết lạ tựa như mặt người ngoài hành tinh gây xôn xao cộng đồng mạng.

Được biết, việc phát hiện tiểu hành tinh 2004 EW95 đóng vai trò quan trọng góp phần giúp những nhà thiên văn học khám phá về sự hình thành ban đầu của Hệ Mặt Trời.

Trước đó không lâu, một nhóm các nhà khoa học quốc tế thông báo đã phát hiện 104 hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt ​Trời, trong đó có 4 hành tinh có thể có bề mặt giống Trái Đất. Các ngoại hành tinh trên được phát hiện nhờ sự hỗ trợ đắc lực của kính thiên văn đặt trên không gian Kepler của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cũng như các kính thiên văn đặt trên Trái Đất bao gồm 4 chiếc ở Mauna Kea, Hawaii.

Nhà thiên văn học Evan Sinukoff đến từ Đại học Hawaii cho biết sự đa dạng của các hành tinh mới phát hiện rất đáng kinh ngạc. Theo ông, nhiều hành tinh có kích thước gấp đôi Trái Đất, quay rất gần với sao chủ, những hành tinh có nhiệt độ lên hơn 1.000 độ C.

Trong loạt hành tinh mới phát hiện này, có 21 hành tinh nằm trong khu vực có thể tồn tại sự sống, ở khoảng cách đủ xa với sao chủ để nước có thể tồn tại ở dạng lỏng và phát triển sự sống. Trong số này có 4 hành tinh có cấu thành từ đất đá, lớn hơn Trái Đất từ 20 – 50%, bay gần nhau ở cùng một hệ sao cách Trái Đất 400 năm ánh sáng.

Do nhiệt độ hành tinh chủ của hệ sao này thấp hơn Mặt Trời, các nhà khoa học cho rằng có hai hành tinh có thể có nhiệt độ tương tự Trái Đất dù vòng quay của chúng nhỏ hơn.

Hạnh Vũ (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang