Kinh ngạc một hành tinh hấp thụ gần 99% ánh sánh chiếu vào nó

authorNinh Lan 23:04 24/04/2018

(VietQ.vn) - Các nhà thiên văn học đã tìm thấy một ngoại hành tinh tối đến mức nó hấp thụ gần như tất cả ánh sáng chiếu vào nó.

Ngoại hành tinh WASP-104b là một trong những hành tinh phản xạ ít ánh sáng nhất từng được phát hiện. Được xác định trong Danh mục Ngoại hành tinh mở, WASP-104b thuộc về một nhóm hành tinh kỳ lạ được gọi là “các sao Mộc nóng”.

Đây là nhóm các hành tinh khí có khối lượng tương đương sao Mộc (tức là bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại) nhưng chúng ở rất gần và bị khóa trọng lực với ngôi sao chủ. Do sự gần gũi này nên “các sao Mộc nóng” chỉ mất dưới 10 ngày để quay 1 vòng quanh ngôi sao chủ. Hầu hết “các sao Mộc nóng” phản xạ khoảng 40 phần trăm ánh sáng chiếu đến chúng.

Năm ngoái, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra “sao Mộc nóng’ WASP-12b hấp thụ ít nhất 94 phần trăm ánh sáng. Nhưng WASP-104b thậm chí còn tối hơn. Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Keele ở Anh, nó hấp thụ từ  97 đến 99 phần trăm ánh sáng.

Lý do cho sự đen đặc này có thể liên quan đến sự gần gũi của hành tinh với ngôi sao chủ của nó, một ngôi sao lùn màu vàng cách Trái Đất  khoảng 466 năm ánh sáng nằm trong chòm sao Sư tử. Khoảng cách này gần đến mức WASP-104b chỉ mất 1,75 ngày để xoay một vòng quanh ngôi sao chủ.

WASP-104b chỉ cách ngôi sao chủ 4,3 triệu km. Ảnh: Health Thoroughfare
 WASP-104b chỉ cách ngôi sao chủ 4,3 triệu km. Ảnh: Health Thoroughfare

Giống như hầu hết “các sao Mộc nóng”, WASP-104b bị khóa trọng lực với ngôi sao chủ. Điều này có nghĩa là một mặt của nó luôn luôn đối mặt với ngôi sao chủ. Vì vậy, một nửa bán cầu của WASP-104b vĩnh viễn là ban ngày còn nửa kia vĩnh viễn là ban đêm.

Sao Kim hay Mặt trăng sáng lấp lánh dưới con mắt của chúng ta là do có mây hoặc băng để phản chiếu lại ánh sáng. Tuy nhiên, với WASP-104b, ở phía bên ban ngày, nhiệt độ nóng đến mức những đám mây hay băng không thể hình thành. Thay vào đó, bầu không khí dày đặc, có thể chứa natri và kali đã hấp thụ hầu hết ánh sáng trong quang phổ nhìn thấy được, khiến cho hành tinh này rất tối ở phía bên ngày. Về phía bên ban đêm, do cách xa ngôi sao chủ, mây có thể hình thành nhưng bên đó không bao giờ có ánh sáng để nó phản xạ.

Bí ẩn những địa điểm có thể là cánh cửa bước sang không gian khác(VietQ.vn) - Theo một số nghiên cứu, con người đang sống trong không gian 3 chiều. Thí nghiệm khoa học đã phát hiện không gian chiều thứ 5 có thể thực sự tồn tại.

Tuy nhiên, hành tinh này cũng không thực sự tối từ trong ra ngoài. Trên thực tế, vì nhiệt độ cực cao do tiếp xúc gần với ngôi sao chủ, bên trong WASP-104b sẽ phát sáng với những chất lỏng màu tím và đỏ.

“Sao Mộc nóng” tối nhất mà chúng ta biết đến cho tới thời điểm này là Tres-2b, phản chiếu ít nhất là 0,1% ánh sáng chiếu vào nó. Nhưng khi những cuộc nghiên cứu vẫn đang tiếp tục, WASP-104b có thể có tiềm năng để dành danh hiệu đó.

Xuân Hồng (theo ScienceAlert)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang