Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong hỗ trợ nâng cao chất lượng SPHH phục vụ phát triển KT-XH

author 06:54 31/08/2020

(VietQ.vn) - Theo TS. Nguyễn Hoàng Linh – Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL, Đảng bộ cơ quan Tổng cục TCĐLCL đã có vai trò đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ nâng cao chất lượng SPHH phục vụ phát triển KT-XH những năm qua.

Sự kiện: Chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN); sự phối hợp, hỗ trợ của các đơn vị trong và ngoài Bộ KH&CN; sự đồng lòng của Lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trong Tổng cục TCĐLCL; giai đoạn 2015-2020, Đảng ủy cơ quan Tổng cục đã chỉ đạo tích cực, chủ động triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ; đặc biệt, Tổng cục đã chủ động tham mưu, xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng nói riêng và lĩnh vực KH&CN nói chung, bảo đảm chủ trương chung của Chính phủ là tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

TS. Nguyễn Hoàng Linh – Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL.

Những kết quả nổi bật của Đảng ủy cơ quan Tổng cục trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị về hỗ trợ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế như: Đã chủ trì tham mưu xây dựng trình các cấp có thẩm quyền ban hành 10 Nghị định của Chính phủ, 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 36 Thông tư của Bộ trưởng Bộ KH&CN; tham mưu cho Lãnh đạo Bộ kiến nghị cơ quan liên quan xây dựng 02 luật sửa 03 luật thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng liên quan đến điều chỉnh quy hoạch.

Về công tác tiêu chuẩn

Bộ KH&CN đã chủ động xây dựng các chính sách, kế hoạch, định hướng phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn, hỗ trợ cho các Bộ ngành rà soát, sửa đổi, xây dựng mới các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) do các Bộ ngành quản lý không bị chồng chéo.

Đồng thời Bộ KH&CN đã định hướng để các Bộ ngành tập trung xây dựng các TCVN, QCVN đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chủ lực và những vấn đề thiết yếu khác của nền kinh tế - xã hội đất nước; phù hợp với các yêu cầu, quy định của các Hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam cam kết và tham gia (WTO, FTA, CPTPP…).

Trong thời gian vừa qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng, Đảng ủy Bộ , Đảng ủy và tập thể lãnh đạo Tổng cục TCĐLCL đã nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, tiến độ theo yêu cầu, quy định của các cấp ủy Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, công tác kiểm tra chuyên ngành, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển dịch vụ đánh giá sự phù hợp và hoạt động quản lý nhà nước về đo lường. Các nội dung triển khai đã góp phần không nhỏ nâng cao vai trò, vị thế của ngành Tiêu chuẩn, Đo lường Chất lượng, Khoa học và Công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội.

Hệ thống TCVN được phát triển theo hướng tăng cường hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến (ưu tiên cam kết hài hòa tiêu chuẩn trong WTO, ASEAN, APEC và các Hiệp định FTA song phương). Các TCVN của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương, tham khảo tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế uy tín như ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế), IEC (Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế), ITU (Liên minh viễn thông quốc tế), CODEX (Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế ), tổ chức tiêu chuẩn hóa khu vực như ASTM (Hội vật liệu và thử nghiệm Hoa kỳ), JIST (Ủy ban tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản)...mà hiện nay đang được áp dụng rộng khắp ở trên thế giới.

Theo TS. Nguyễn Hoàng Linh, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong phát triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay, Bộ KH&CN đã công bố gần 13.000 TCVN với tỷ lệ hài hòa tiêu chuẩn quốc tế, khu vực là gần 60%, đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp chủ động tăng cường năng lực và chuẩn bị các giải pháp, chiến lược tốt nhất trong việc tuân thủ các quy tắc và quy định đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng trong thương mại hóa toàn cầu.

Hệ thống TCVN cũng đã hỗ trợ trong công tác xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đến nay, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực đã ban hành hơn 800 QCVN. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc này đã trở thành công cụ và phương tiện quan trọng để duy trì các chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, hỗ trợ quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khoẻ cho con người; bảo vệ động vật, thực vật và môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và xã hội.

“Để có được thành công này, không thể không nhắc đến sự tham gia tích cực của hơn 1000 chuyên gia kỹ thuật, các nhà quản lý, doanh nghiệp đến từ gần 200 Ban kỹ thuật, Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia đã nỗ lực không ngừng nghỉ, miệt mài nghiên cứu, tiếp cận những giải pháp, công nghệ mới, chia sẻ bí quyết chuyên môn của họ để xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm thúc đẩy thương mại, phổ biến các kiến thức và tiến bộ khoa học công, góp phần cải tiến sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia”, ông Linh nhấn mạnh.

Về công tác đo lường

Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật về đo lường, Tổng cục TCĐLCL đã xây dựng được khoảng 300 Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam (ĐLVN) về quy trình thử nghiệm, quy trình kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo và chuẩn đo lường để hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện Luật Đo lường. Các văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam này đã góp phần tăng cường cơ sở pháp lý và kỹ thuật trong việc quản lý phương tiện đo, chuẩn đo lường, đồng thời đưa ra phương pháp phù hợp với các khuyến nghị của Tổ chức Đo lường pháp định quốc tế (OIML) cho các đơn vị trong việc thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Bên cạnh việc tăng cường quản lý nhà nước về đo lường trong các lĩnh vực quản lý của các bộ, ngành, công tác xây dựng và phát triển chuẩn đo lường những năm qua cũng được triển khai mạnh mẽ.

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hoàng Linh cho biết, trong giai đoạn 2015-2020, Tổng cục đã chủ trì xây dựng, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt thêm được 20 chuẩn đo lường quốc gia, nâng tổng số chuẩn đo lường quốc gia của Việt Nam lên 31 chuẩn. Cũng trong giai đoạn này đã chứng nhận hơn 5000 chuẩn chính, chuẩn công tác cho các địa bàn địa phương trên cả nước. Hệ thống chuẩn chính, chuẩn công tác này đã góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng về đo lường vững mạnh và đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Về công tác hỗ trợ các doanh nghiệp, thực hiện cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính về đo lường đến nay, đã đơn giản hóa và cắt giảm được 61% vượt xa mức 50% theo yêu cầu của Chính phủ. Từ tháng 8/2020, thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 đối với các thủ tục hành chính về đo lường và cấp độ 4 đối với một số thủ tục hành chính về đo lường …

Ban chấp hành Đảng ủy khóa IX Đảng bộ Tổng cục TCĐLCL nhiệm kỳ 2020 – 2025

Về công tác quản lý chất lượng

Dưới sự chỉ đạo của Bộ KH&CN, từ năm 2016 đến nay, Tổng cục TCĐLCL đã triển khai tích cực, có hiệu quả về công tác kiểm tra chuyên ngành, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

Đáng chú ý, việc đổi mới cơ chế, chính sách, pháp luật, phương thức quản lý chất lượng theo hướng tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh; bảo đảm quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trước nhà nước và người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm và hàng hóa của mình; bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước, đồng thời xác định trách nhiệm và phân công hợp lý giữa các Bộ, ngành, địa phương được Tổng cục triển khai đồng bộ, nhất quán.

TS. Nguyễn Hoàng Linh cho biết, những năm qua hoạt động đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đánh giá sự phù hợ cũng được triển khai. Đến nay, cả nước đã có 731 tổ chức thử nghiệm, 179 tổ chức chứng, 79 tổ chức giám định và 116 tổ chức kiểm định. Hoạt động này đã giúp các doanh nghiệp kịp thời kiểm soát chất lượng sản phẩm trong sản xuất, nhập khẩu, biết chính xác mức chất lượng của sản phẩm do mình sản xuất hoặc mua vào. Điều đó giúp cho tổ chức giữ được uy tín và phát triển bền vững sản phẩm do họ cung cấp. Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải có chính sách thích hợp để tạo ra thương hiệu quốc gia cho sản phẩm hàng hoá của mình. Thuận lợi hoá thủ tục đánh giá sự phù hợp thông qua hoạt động thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp được coi là một trong những biện pháp để xây dựng thương hiệu quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Việc cải cách công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, cụ thể triển khai áp dụng cơ chế “chuyển mạnh sang hậu kiểm” Bộ KH&CN đã chuyển 91% nhóm sản phẩm, hàng hóa với 93,3% loại sản phẩm cụ thể phân theo mã HS do Bộ KH&CN quản lý sang cơ chế hậu kiểm. Cụ thể, đã cắt giảm từ 24 nhóm sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra trước thông quan xuống còn 02 nhóm sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra.

Bên cạnh đó, việc đơn giản hóa thủ tục kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, cụ thể như căn cứ mức độ rủi ro của sản phẩm, hàng hóa, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực lựa chọn biện pháp quản lý đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu cho phù hợp hay quy định việc miễn kiểm tra và miễn giảm kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu… Các hoạt động trên đã giúp tổ chức, cá nhân tiết giảm chi phí, thời gian cho thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, từ đó giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.

“Với biện pháp quy định này, trong 3 năm 2017, 2018, 2019 và Quý I/2020, chi phí đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ chuyển sang cơ chế hậu kiểm đã giảm hàng ngàn tỷ đồng cho doanh nghiệp”, ông Linh cho biết thêm.

Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhiệm kỳ 2020 - 2025(VietQ.vn) - Trong hai ngày 23 - 24/7, Đảng bộ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN) đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Bảo Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang