Phạt tiền tới 2 tỷ đồng nếu vi phạm quy định kinh doanh không lành mạnh

author 09:07 02/03/2019

(VietQ.vn) - Bộ Công thương dự kiến mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.

Tại Dự thảo Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Bộ Công thương cho biết, đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Ảnh minh họa. 

Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng.

Ngoài ra, phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi quy định nêu trên trong các trường hợp sau: Ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh; hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Ngoài việc bị phạt tiền này, doanh nghiệp vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó; b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

Đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức: a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

Khi hộ kinh doanh cá thể kiếm được nhiều tiền hơn doanh nghiệp: Khi nào 'đứa trẻ' mới chịu lớn?Trong Hội thảo lấy ý kiến sửa đổi Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp vừa diễn ra, có ý kiến đề xuất nên bỏ loại hình hộ kinh doanh cá thể trong luật. Tất cả 5 triệu hộ kinh doanh hiện có đều phải chịu điều chỉnh như doanh nghiệp. Đề xuất này sẽ còn cần phải được nghiên cứu, bàn luận thêm nhiều... nhưng một cái lý ở đây là có tồn tại một bộ phận hộ kinh doanh cá thể đang có dòng doanh thu, lợi nhuận tốt thậm chí là hơn doanh nghiệp, nhưng mức đóng góp ngân sách lại chưa công bằng, tương xứng.

Thanh Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang