Phát triển công nghệ “mạch máu” điện tử

author 08:19 27/08/2012

(VietQ.vn) - Được ví như những “mạch máu” của các thiết bị điện tử, công nghệ vi mạch sẽ được phát triển ở Việt Nam.

Từ ngày 22-24/8/2012 tại TP HCM Đại học Quốc gia TP HCM phối hợp với Khu Công nghệ cao TP HCM tổ chức Hội nghị quốc tế về công nghệ vi mạch (CNVM) lần thứ 2 (4S- 2012) với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước, nhà khoa học, nhà quản lý cùng nhiều doanh nghiệp. 

Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ những kinh nghiệp về phát triển ngành CNVM
Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ những kinh nghiệp về phát triển ngành CNVM

Các đại biểu tham dự hội nghị cho rằng, ngành CNVM của Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít thách thức. Việt Nam là một nước đông dân, số người sử dụng internet, điện thoại nhiều, doanh số hàng điện tử và phần cứng ngày càng gia tăng. Vì thế Việt Nam có nhiều ứng dụng tiềm năng trong ngành công nghiệp này. Tuy nhiên đây là ngành công nghiệp hoàn toàn mới, lại là ngành công nghệ sản xuất tinh vi, đòi hỏi đầu tư dài và nhiều vốn.

Các chuyên gia đến từ các nước như Nhật Bản, Singapor… cũng đã chia sẻ những kinh nghiệp về phát triển ngành CNVM và đưa ra những cơ hội hợp tác cùng Việt Nam như: hợp tác với Hiệp hội công nghiệp tạo ra lĩnh vực kinh doanh Vietnam – Singapor, điều phối thị trường trong khu vực, Nhật Bản có thể trao đổi, hợp tác với các chuyên gia có kinh nghiệm ở các viện nghiên cứu, trường đại học, trong thiết kế IC…

Nhằm thực hiện theo chủ chương của Chính phủ, TP. HCM đã chủ động thành lập Ban chỉ đạo chương trình phát triển vi mạch Tp. HCM nhằm phát triển sản phẩm và nguồn nhân lực cho lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Mục tiêu của chương trình là năm 2017, ngành vi mạch đạt 100 – 150 triệu USD và kêu gọi được ít nhất 5 tập đoàn quốc gia về lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Việt Nam.

Đến năm 2017 dự kiến đào tạo 2000 người hoạt động trong lĩnh vực vi mạch điện tử bao gồm kỹ sư, kỹ thuật viên. Dự kiến đến năm 2017 ươm tạo được trên 30 doanh nghiệp KH&CN hoạt động trong lĩnh vực điện tử vi mạch.

Để thực hiện những mục tiêu đã nêu trên và dựa vào hiện trạng, nhu cầu phát triển doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các đề án và dự án: đào tạo nhân lực vi mạch, ươm tạo doanh nghiệp vi mạch và hệ thống nhúng, thiết kế và sản xuất thou nghiệm, quảng bá vi mạch, xây dựng nhà máy, design house.

Tổng vốn đầu tư khoảng 7600 tỷ (360 triệu USD) cho chương trình nói trên. Chương trình thực hiện nhằm góp phần làm giảm nhập siêu cho nền kinh tế và kiềm chế lạm phát. Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm điện tử Việt Nam với mức lợi nhuận từ 20 – 30%.

Đồng thời góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghệ vi mạch Việt Nam, nâng cao trình độ cho các chuyên gia, chuyên viên kỹ thuật về lĩnh vực thiết kế, ứng dụng và chế tạo vi mạch điện tử; đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.

Trong thực tế, trong những năm qua Bộ KH&CN đã định hướng phát triển ngành vi mạch bán dẫn và đã hỗ trợ để bước đầu xây dựng và phát triển CNVM thông qua một số chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu về lĩnh vực này.

Đặc biệt, trong năm 2011, Bộ KH&CN đã phê duyệt dự án về lĩnh vực vi mạch “Thiết kế và chế tạo chip, thẻ, đầu đọc RFID và xây dựng hệ thống ứng dụng”. Đây là 1 trong những dự án KH&CN có quy mô tương đối lớn đã được Bộ KH&CN phê duyệt.

Hoàn Phương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang