Phong trào năng suất chất lượng ở An Giang đã có những bước tiến dài

author 15:50 16/07/2015

(VietQ.vn) - “Đề án Xây dựng phong trào năng suất chất lượng tỉnh An Giang thập niên 2006-2015” đã mang lại nhiều dấu ấn đậm nét, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Trên cơ sở phát động của Bộ Khoa học và Công nghệ về phong trào Thập niên chất lượng lần thứ 2 (2006-2015) và Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp đến năm 2020”, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành hai quyết định: 1. Quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày 17/6/2008  phê duyệt  Đề án Xây dựng phong trào năng suất chất lượng tỉnh An Giang thập niên 2006-2015; 2. Quyết định số 783/QĐ-UBND ngày 21/5/2012  phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại An Giang đến năm 2015”. 

Theo đó, các Sở ngành đã tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều quyết định nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh như: Quyết định 1382/QĐ-UBND ngày 16/8/2011 về Chương trình Phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015; Quyết định 1873/QĐ-UBND ngày 03/9/2013 về kế hoạch triển khai thực hiện năm 2013 Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015; Quyết định 2433/QĐ-UBND về Quy chế xét duyệt hỗ trợ đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp xây dựng, áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc tế; Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 31/3/2011 về Chương trình hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và chuyển giao tiến bộ KH&CN tỉnh An Giang giai đoạn 2011- 2015;  Quyết định số 2048/QĐ-UBND ngày 11/11/2011 về Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh An Giang giai đoạn 2011- 2015; Quyết định 53/2009/QĐ-UBND ngày 24/11/2009 về quy chuẩn kỹ thuật: Chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn thực phẩm sản phẩm cá khô và mắm cá An Giang.

Đề án Xây dựng phong trào năng suất chất lượng tỉnh An Giang thập niên 2006-2015” đã mang lại nhiều dấu ấn đậm nét, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

An Giang có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa

Theo nhận định của Sở KH&CN tỉnh An Giang, phong trào thời gian qua còn nhiều hạn chế nên kết quả chưa như mong muốn. An Giang là tỉnh có nguồn thủy sản dồi dào, các sản phẩm chế biến từ nguồn thủy sản cũng đa dạng và phong phú, trong đó có sản phẩm khô cá, mắm cá là những đặc sản của tỉnh. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm mắm cá, khô cá  được UBND tỉnh quan tâm.

Tuy nhiên, hiện nay tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) chưa ban hành cho hai sản phẩm này; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh được sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng quy chuẩn địa phương cho sản phẩm khô cá và mắm cá. Ngày 24/11/2009, UBND tỉnh đã bàn hành Quyết định 53/2009/QĐ-UBND về quy chuẩn kỹ thuật: Chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn thực phẩm sản phẩm cá khô và mắm cá An Giang.

Đối với hệ thống đo lường hiện nay của tỉnh: Chi cục TCĐLCL An Giang được Tổng cục TCĐLCL công nhận khả năng kiểm định 23 lĩnh vực, gồm: Đo độ dài (Taximet); đo khối lượng (cân các loại, quả cân); Đo dung tích (cột đo xăng dầu, xitec ô tô, phương tiện đo dung tích, bể đong cố định, đồng hồ nước lạnh); Đo áp suất (huyết áp kế, áp kế kiểu lò xo); Đo nhiệt độ (nhiệt kế thủy tinh, nhiệt kế y học, nhiệt kế điện tử); Đo điện-điện từ (công tơ điện cảm ứng xoay chiều 1 pha, phương tiện đo điện tim, điện não). Ngoài ra, Chi cục TCĐLCL An Giang đã được Tổng cục TCĐLCL cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho 04 phương tiện đo: Áp kế lò xo; Cân bồn, cân phễu, cân phân tích cân kỹ thuật, cân ô tô; Quả cân; Nhiệt kế thủy tinh chất lỏng.

Lĩnh vực thử nghiệm: Phòng Phân tích và thí nghiệm - Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN được chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 17025 cho 21 chỉ tiêu về môi trường nước. Ngành nông nghiệp có: Trung tâm Kiểm nghiệm chất lượng nông lâm sản và thủy sản xây dựng phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025 cho 43 chỉ tiêu hóa; Trung tâm Kiểm định và kiểm nghiệm giống nông nghiệp được chứng nhận ISO 17025 lĩnh vực thử nghiệm giống nông nghiệp (lúa, ngô, rau). 

Lĩnh vực xây dựng có 03 đơn vị: Trung tâm Tư vấn và kiểm định xây dựng, Công ty Tư vấn đầu tư xây dựng B&V, Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Bách Hiệp được chứng nhận LAS-XD thực hiện các phép thử: hỗn hợp bê tông, bê tông nhựa, thử nghiệm cơ lý gạch xây,…

Đối với tổ chứng đánh giá sự phù hợp: Trung tâm Kiểm nghiệm chất lượng nông lâm sản và thủy sản được UBND tỉnh chỉ định là đơn vị thực hiện đánh giá chứng nhận sự phù hợp sản phẩm khô cá, mắm cá phù hợp theo quy chuẩn địa phương. Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm giống nông nghiệp được Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ định đánh giá chứng nhận giống nông nghiệp phù hợp theo QCVN.

Thời gian qua, Đề án cũng Hỗ trợ cho 22 doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO14.000, GlobalGAP, BRC, ... với tổng số tiền hỗ trợ là 669.000.000 đồng.

Hỗ trợ chi phí đăng ký bảo hộ: 192 nhãn hiệu cá thể trong nước, 07 kiểu dáng công nghiệp, 01 sáng chế/giải pháp hữu ích, 15 nhãn hiệu tập thể, thanh lý hợp đồng 19 nhãn hiệu tập thể, 02 nhãn hiệu nước ngoài. Tổng kinh phí hỗ trợ là: 301.825.000 đồng.

Hỗ trợ kinh phí thực hiện 36 mô hình, dự án (có 12 mô hình, dự án đang thực hiện) với tổng kinh phí hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp KHCN trên 11 tỷ đồng. Theo đó: hỗ trợ 16 doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ khoảng 04 tỷ đồng (33,6% tổng kinh phí đầu tư); 20 mô hình/dự án trên 07 tỷ đồng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các mô hình, dự án sản xuất thử nghiệm và tập huấn kỹ thuật. Thông qua 36 mô hình, dự án được hỗ trợ, các chủ nhiệm đã tổ chức được 94 lớp tập huấn về phương pháp, kỹ thuật, quy trình mới với trên 4.470  lượt nông dân, cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên xã, cán bộ UBND xã tham dự. 

Mặc dù có những bước tiến dài trong thập niên chất lượng lần thứ 2 nhưng theo Sở KH&CN tỉnh An Giang, đề án Đề án vẫn chưa đạt yêu cầu do thiếu nguồn lực. Vì vậy, cùng với việc nâng cao chất lượng lao động và trình độ quản lý cần phải đổi mới thiết bị, công nghệ ở các doanh nghiệp mới tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. 

Trong thời gian tới để Chương trình quốc gia về “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp đến năm 2020” thực hiện có hiệu quả  các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố quan tâm và chỉ đạo triển khai mạnh mẽ, trong đó cần tập trung vào các ngành nghề mà địa phương, vùng, quốc gia đang có lợi thế cạnh tranh để làm cơ sở cho việc chuyển biến rõ rệt về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và năng suất tại các doanh nghiệp; Tăng cường đào tạo được một đội ngũ chuyên gia có đủ năng lực giúp doanh nghiệp xác định được các vấn đề tăng năng suất.

Hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn và ứng dụng các giải pháp quản lý hay đầu tư các công nghệ, thiết bị phù hợp, … nhằm tạo đà cho tăng trưởng năng suất; Các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, ban hành mức hỗ trợ phù hợp nhằm động viên, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia.

Ở cấp tỉnh, không thành lập Ban Điều hành và Tổ giúp việc thực hiện Dự án năng suất chất lượng và giao nhiệm vụ cho Sở Khoa học và Công nghệ lập kế hoạch 05 năm trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện.

Hồng Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang