Phú Thọ: Bệnh nhân 67 tuổi tử vong vì ăn tiết canh lợn

author 19:27 23/05/2016

(VietQ.vn) - Một bệnh nhân 67 tuổi ở Phú Thọ vừa bị tử vong vì ăn tiết canh lợn.

Bệnh nhân trên là Đỗ N. L. 67 tuổi ở (Phú Thọ). Ngày 17/5, ông L. ăn tiết canh lợn, ngày hôm sau, ông L. lên cơn sốt cao, đau đầu, nôn, ý thức lơ mơ, xuất hiện nhiều ban tím vùng mặt và vành tai cẳng chân và đùi 2 bên.

Bệnh nhân tử vong vì ăn tiết canh lợn 

 Ông N.L được vào Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ nhưng tụt huyết áp, đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm trùng do liên cầu lợn. Ngay lập tức, ông N.L được đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Theo bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, ông L. được vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương ngày 19/5 sau 2 ngày ăn tiết canh.

Các bác sĩ điều trị tích cực, dùng kháng sinh theo phác đồ của Bộ Y tế, dùng thuốc vận mạch, thở máy, lọc máu liên tục nhưng tình trạng sốc không cải thiện. “Tình trạng sức khỏe của ông L. tiếp tục xấu đi và xuất hiện các ban hoại tử tiếp tục lan rộng, tiên lượng xấu, gia đình xin ngừng điều trị. Bệnh nhân đưa về trong ngày 21/5 và tử vong ngày 22/5”, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp nói.

Tóm được nghi phạm vụ trộm 400 cây vàng gây chấn động Hà Nội (VietQ.vn) - Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đã bắt được nghi phạm trộm 400 cây vàng 9999, 80 cây vàng tây trị giá khoảng 15 tỉ đồng và 1 tỉ đồng tiền mặt.

Đáng chú ý, đây không phải là trường hợp đầu tiên có bệnh nhân bị tử vong mắc liên cầu lợn từ món tiết canh lợn.

Trước đó, anh Nguyễn Tuấn M. quê ở Mỹ Đức, Hà Nội. Theo người nhà bệnh nhân M, anh M. sống bằng nghề mổ lợn bán thịt và anh rất nghiện món tiết canh.

Mặc dù ăn tiết canh rất nguy hiểm nhưng anh M. cho rằng lợn mình tự giết mổ là lợn sạch, tiết canh do chính mình làm càng sạch nên anh rất yên tâm. Đến ngày 3/6, anh M. sốt cao, đau đầu và đi ngoài phân lỏng. Trên bề mặt da xuất hiện các nốt ban xuất huyết hoại tử màu đen.

Gia đình đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện Mỹ Đức. Kết quả xét nghiệm anh M. dương tính với vi rút liên cầu lợn. Bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc, suy đa phủ tạng, có ban xuất huyết hoại tử trên nhiều vùng da.

Cho đến nay, bệnh nhân vẫn đang nằm điều trị tích cực tại khoa. Tiên lượng của bệnh nhân rất dè dặt.

Vào tháng 5, bệnh viện đã tiếp nhận một bệnh nhân 52 tuổi người quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bệnh nhân có tiền sử nghiện rượu và thường xuyên ăn tiết canh, lòng lợn. Khi bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao và các ban hoại tử màu thâm đen trên da cũng là lúc rơi vào tình trạng trụy mạch. Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại trung tâm y tế Hoàng Mai rồi chuyển thẳng vào Bệnh viện Nhiệt đới. Tuy nhiên, khi nhập viện bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng, hôn mê sâu, hồi sức tích cực nhưng tiên lượng rất khó qua khỏi. Sau đó gia đình bệnh nhân đã xin đưa bệnh nhân về và đến nay bệnh viện được thông tin lại là bệnh nhân đã tử vong sau khi ra viện.

Bác sỹ Nguyễn Trung Cấp cho biết, thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm tới nay, 80% số bệnh nhân nhiễm các bệnh do liên cầu lợn nhập viện đều trong tình trạng bệnh nặng hoặc đã bị biến chứng. Nhiều ca ở thể viêm màng não nặng, sốc, hoại tử, suy đa phủ tạng.

BS Nguyễn Trung Cấp cảnh báo, đến nay, tại bệnh viện, nhiều bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn bị hoại tử phải cắt bỏ chân, tay thậm chí có bệnh nhân nặng đã tử vong. Hầu hết tất cả bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn đều tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc ăn tiết canh lợn.

Bệnh viêm cầu lợn lây từ người sang người có diễn biến nhanh và rất phức tạp. Dấu hiệu ban đầu của bệnh rất khó nhận biết ngoài việc sốt cao, rét run. Nếu bệnh nhân nhập viện muộn nguy cơ tử vong là rất lớn. Nếu không may mắc bệnh thì bệnh nhân sẽ phải điều trị dài ngày và chi phí vô cùng tốn kém.

Bệnh nhân thường sốt cao, tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da. Bệnh liên cầu khuẩn diễn biến rất nhanh, nhiễm trùng máu, suy đa phủ tạng, nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong rất lớn.

Do đó, để phòng bệnh viêm cầu lợn, các bác sỹ khuyến cáo, người dân tuyệt đối không lựa chọn thịt lợn ốm, thịt không có nguồn gốc, khi sử dụng cần phải đun chín và tuyệt đối không ăn tiết canh.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang