Phương hướng chuyển dịch cơ cấu giúp tăng năng suất lao động

author 07:02 28/01/2016

(VietQ.vn) - Một trong những giải pháp tăng năng suất lao động là chuyển lao động từ ngành có năng suất thấp sang nhóm ngành có năng suất cao hơn.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Theo số liệu năm 2013, năng suất lao động (NSLĐ) chung của toàn bộ nền kinh tế năm 2013 đạt 68,7 triệu đồng/lao động, trong đó của nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản chỉ có 27 triệu đồng/lao động, của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đạt 124,1 triệu đồng/lao động, của nhóm ngành dịch vụ đạt 92,6 triệu đồng/lao động.

Tính theo khu vực thì NSLĐ khu vực kinh tế trong nước đạt 57,2 triệu đồng/lao động, còn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 392,4 triệu đồng/lao động.

Con số NSLĐ chung của toàn bộ nền kinh tế (68,7 triệu đồng/lao động năm 2013) phải phải chia ra làm nhiều phần, trong đó, gần 10% là của nước ngoài, khoảng 25% nộp ngân sách nhà nước và một số khoản cho doanh nghiệp..., thì phần của nhiều lao động không còn được bao nhiêu. Trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản, với mức 27 triệu đồng/lao động/năm, tính ra chỉ có 2,25 triệu đồng/tháng.

Dịch chuyển cơ cấu giúp tăng năng suất lao độngDịch chuyển cơ cấu giúp tăng năng suất lao động

Từ chênh lệch theo nhóm ngành như trên, có thể thấy, một trong những giải pháp tăng NSLĐ là chuyển lao động từ ngành có NSLĐ thấp sang nhóm ngành có năng suất cao hơn.

NSLĐ của Việt Nam thấp làm cho sức cạnh tranh thấp. Để nâng cao NSLĐ, có nhiều việc phải làm. Trước hết, cần chuyển dịch nhanh hơn cơ cấu lao động theo nhóm ngành, chuyển số lao động làm nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Đồng thời, tăng mạnh tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, đổi mới kỹ thuật - công nghệ trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng ở trong nước, nhập khẩu kỹ thuật -  công nghệ cao...

Năng suất đề cập đến hiệu quả mà con người hoặc các doanh nghiệp chuyển đổi nguồn lực sản xuất – ví dụ như lao động và vốn – thành đầu ra hàng hóa và dịch vụ. Cải thiện năng suất lao động cho phép một số lượng nhất định sản lượng được sản xuất bởi ít nguồn lực hơn hoặc đầu ra nhiều và tốt hơn được sản xuất bởi nguồn giống ban đầu.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2014 năng suất lao động của toàn nền kinh tế ước đạt 74,3 triệu đồng, trong đó khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản đạt 29 triệu đồng, khu vực Công nghiệp và Xây dựng đạt 133 triệu đồng và khu vực Dịch vụ đạt trên 100 triệu đồng. Nhìn chung, từ 2005 đến nay năng suất lao động của các ngành đều cải thiện, với tỷ lệ tăng bình quân khoảng 3,5% một năm.

Khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản tăng đều với tốc độ khoảng gần 3%/ năm; Khu vực Dịch vụ cũng có sự gia tăng năng suất một cách ổn định với mức tăng bình quân 2 – 3 % một năm. Khu vực Công nghiệp và Xây dựng sau tăng năng suất lao động đột biến vào năm 2007 đã bị suy giảm mạnh trong giai đoạn 2008 – 2010. Từ 2011 đến nay, năng suất lao động của khu vực này đã có sự phục hồi đáng kể.

Mặc dù, năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp nhưng xét về khoảng cách năng suất lao động giữa Việt Nam với các quốc gia có năng suất lao động cao thì đang có sự thu hẹp khoảng cách tích cực. Đến 2012, khoảng cách về năng suất đang được thu hẹp dần, tương đương với năng suất lao động của Singapore gấp 14,5 lần Việt Nam, Malaisia gấp 5.8 lần và Thái Lan gấp 2,9 lần. Năm 2007 mức năng suất lao động bình quân của các nước ASEAN là 9173 US$ gấp 2.12 lần so với năng suất lao động bình quân của Việt Nam thì đến năm 2013 tỷ lệ này giảm xuống còn 1.98 lần.

Mỹ Linh (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang