Quản lý chất lượng toàn diện bảo vệ triệt để tài nguyên môi trường

author 08:53 11/07/2014

(VietQ.vn) - Sản xuất thân thiện với môi trường là một trong những tiêu chí cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, qua đó nâng cao vai trò của TQM trong hoạt động sản xuất.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

TQM (Total Quality Management – Quản lý chất lượng toàn diện) là phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng dựa trên sự tham ra của mọi thành viên nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên của công ty và của xã hội.

TQM trong bao ve moi truong

Quản lý chất lượng toàn diện TQM bảo vệ môi trường

là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

TQM cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng đã đề ra.

Ngày nay, bảo vệ môi trường đóng vai trò như một chiến lược kinh doanh bền vững của các doanh nghiệp, tăng khả năng thu hút khách hàng, đồng thời bảo vệ được tài nguyên quốc gia. Bảo vệ môi trường là phương pháp được kết hợp chặt chẽ với quản lý chất lượng. Điều này có thể giúp các doanh nghiệp vừa giảm chi phí môi trường vừa tăng lợi ích kinh tế.

Bảo vệ môi trường chất lượng sống

Bảo vệ chất lượng môi trường là tiêu chí đánh giá mức cạnh tranh

của các doanh nghiệp

Bên cạnh đó, quá trình ngăn chặn ô nhiễm (PP - Pollution Prevention) cũng là một cách hiệu quả giúp doanh nghiệp phòng ngừa chất thải trong quá trình sản xuất.

Nghiên cứu cho thấy rằng, đổi mới công nghệ trọng hoạt động công nghiệp rất ít khi được thực hiện ở các nước đang phát triển, nơi biến đổi khí hậu và những tác động xấu của môi trường diễn ra mạnh mẽ nhất.

Bài toán đặt ra cho các quốc gia đang phát triển, quốc gia nghèo nói riêng và các quốc gia phát triển, quốc gia giàu nói chung là áp dụng TQM trong hoạt động sản xuất kinh doanh để bảo vệ môi trường một cách hiệu quả và mang lại lợi ích kinh tế nhiều nhất có thể.

cong nghe moi truong 

Áp dụng công nghệ mới để bảo vệ môi trường chất lượng nhất

Ở các nước phát triển, các doanh nghiệp cần được quản lý bởi khung pháp lý và chế tài mạnh mẽ trong việc kiểm soát lượng chất thải, nhằm giảm thiếu ô nhiễm công nghiệp.

Các nước đang phát triển nên thực hiện các bước cơ bản liên quan đến việc xúc tiến sử dụng công nghệ và phương pháp nhằm làm giảm chi phí sản xuất, đồng thời kiểm soát lượng chất thải công nghiệp thải ra.

Khi vấn đề môi trường và những tác động không hề nhỏ của biến đổi khí hậu, thì yếu tố bảo vệ môi trường, thân thiện với môi trường là một trong những tiêu chí cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp muốn đạt được những mục tiêu của công tác môi trường thông qua một quy trình như trên cần xác định trách nhiệm quản lý môi trường (EMS), triển khai các nguồn lực để đảm bảo giải quyết các vấn đề môi trường, đào tạo nhân viên để nâng cao nhận thức của họ về trách nhiệm môi trường, giám sát công tác môi trường và kiểm tra hệ thống cải tiến môi trường.

chat luong moi truong trong doanh nghiep

Thực hiện hệ thống quản lý môi trường (EMS) để đánh giá
chất lượng doanh nghiệp

Trong thực tế, mỗi doanh nghiệp sẽ có những phương thức riêng để phát triển một hệ thống quản lý môi trường do họ có cơ cấu quản lý khác nhau, sản phẩm và các dịch vụ khác nhau, các quy trình sản xuất , các mục tiêu ưu tiên và các đặc điểm tài chính - chính trị khác nhau.

Tuy nhiên, tất cả các hệ thống quản lý môi trường đều có một vài phương pháp chung khi lập kế hoạch, đánh giá và tổng kết. Khi lựa chọn một hệ thống EMS , doanh nghiệp không cần phải nâng những tiêu chuẩn môi trường của mình lên quá cao mà có thể chỉ tập trung vào một số vấn đề nhất định. Ðối với một số doanh nghiệp năng động hơn, hệ thống EMS có thể có tác dụng kích thích, thúc đẩy thực hiện những thay đổi quan trọng trong hoạt động của họ và khuyến khích kết hợp những vấn đề môi trường trong mọi quyết định đưa ra.

Một trong những động cơ để các doanh nghiệp thực hiện quản lý môi trường là thực hiện những quy định của pháp luật chứ không phải do tinh thần trách nhiệm hay tham vọng " phát triển bền vững". Do đó công tác môi trường chỉ thực sự được cải tiến nếu các mục tiêu của doanh nghiệp có sự chỉ đạo pháp lý.

 

 

Ðiều này đảm bảo rằng, mọi doanh nghiệp sẽ tập trung để đạt được hiệu quả công tác môi trường tốt nhất, tạo ra cơ sở để đạt được những cải tiến thực sự về môi trường ở mọi doanh nghiệp cũng như mọi ngành, trong khi đó cũng tạo cơ sở cho công tác quản lý môi trường chiếm được ở quy mô quốc gia, khu vực và địa phương.

An Nhiên 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang