Quản lý yếu tố môi trường để tăng năng suất nuôi tôm sú

author 10:36 25/06/2015

(VietQ.vn) - Yếu tố môi trường có ý nghĩa quan trọng trong nuôi tôm sú, nhất là khi gặp điều kiện bất lợi năng suất sẽ giảm. Để giảm bớt rủi ro trong quá trình nuôi tôm, nông dân nên chú ý quản lý tốt các yếu tố môi trường.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Quản lý màu nước

Độ trong thích hợp nhất cho tôm nuôi là 30-40cm, ao có độ trong thấp hơn 20cm là ao quá đục, thường ở những ao loại này tảo phát triển rất mạnh, gây thiếu O2 lúc sáng sớm. Các chất hữu cơ này gây ô nhiễm và làm giảm khả năng sinh trưởng, đề kháng bệnh tật của tôm.

Ao có độ trong cao hơn 40cm do nước nghèo dinh dưỡng, tảo kém phát triển. Khi độ trong quá cao ánh sáng xuyên xuống đáy ao làm giảm khả năng bắt mồi của tôm. Nếu độ trong thấp thì nên thay nước và độ trong cao thì nên bón phân thêm cho ao, theo thông tin từ Tạp chí Thủy sản.

Màu nước giúp tôm ổn định, ăn khỏe, ánh sáng không chiếu rọi xuống được đáy ao, do đó, tôm ở dưới đáy ao sẽ không sốc, phát triển tốt hơn so với ao có màu nước quá trong. Ở những ao nước quá trong thì tảo đáy (lap - lap) có cơ hội bùng phát gây thiệt hại cho tôm, tôm thường xuyên bơi quanh bờ, tiêu hao năng lượng cho hoạt động sẽ làm cho tôm phát triển chậm.

Ðộ mặn

Tôm sú có thể chịu đựng được sự biến thiên độ mặn rất lớn, chúng có thể thích nghi được với độ mặn từ 0,2 – 70%. Tuy nhiên ngưỡng độ mặn phù hợp cho sinh trưởng và phát triển từ 15 -25%o.Trong quá trình chăm sóc quản lý việc cấpnước ngọt hoặc nước biển cần có một giới hạn nhất định, nếu thay đổi qúa đột ngột thì chúng rất dễ sock và nhiễm bệnh.

Quản lý tốt các yếu tố môi trường ao nuôi tôm sú giúp tăng năng suất

Quản lý tốt các yếu tố môi trường ao nuôi tôm sú giúp tăng năng suất. Ảnh minh họa

 

Khác với các vùng nuôi khác nguồn nước ngọt cấp vào ao nuôi tôm trên cát chủ yếu là sử dụng nước ngầm từ các giếng khoan có độ sâu từ 5 -40m cho nên khi cấp nước cần kiểm tra các yếu tố : hàm lượng kim loại nặng ( Cu, Zn, Fe….) , các khí độc( H2S, NH3 ,SO2 ,CH4 …) để có biện pháp xử lý từ ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi.

Nhiệt độ

Nhiệt độ của nước thích hợp nhất cho quá trình nuôi tôm là từ 28-320C. Khi nhiệt độ <280C tôm kém ăn, nhiệt độ >320C tôm kém ăn đồng thời màu nước thay đổi. Do đó, khi nhiệt độ tăng hay giảm dưới mức độ thích hợp thì nên giảm từ 30-50% khối lượng thức ăn ở cữ cho ăn đó và tùy theo khả năng bắt mồi của tôm mà tăng thức ăn lại sau khi nhiệt độ nước ổn định trở lại.

Oxy

Tôm là loài sinh vật sống trong môi trường nước cho nên hoạt động hô hấp của tôm dựa vào hàm lượng oxy hòa tan có trong ao nuôi. Ngưỡng oxy thích hợp cho tôm nuôi 4-7 mg/l Nếu oxy thiếu tôm sẽ có biểu hiện giảm ăn , chậm lớn, mang tôm có màu hồng. Nếu tình trạng thiếu oxy kéo dài tôm sẽ bị nổi đầu chết hàng loạt.

Tôm sú sinh trưởng trong môi trường ao nuôi lý tưởng sẽ cho chất lượng cao

Tôm sú sinh trưởng trong môi trường ao nuôi lý tưởng sẽ cho chất lượng cao. Ảnh minh họa

Ðể tăng cường lượng oxy hòa tan trong ao nuôi người ta sử dụng các loại thiết bị như: máy quạt nước , máy thổi oxy đáy, máy sục khí… Tuỳ theo mật độ thả nuôi , thời gian nuôi mà có biện pháp bố trí và vận hành các loại máy cho phù hợp đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy trong ao ,vừa giảm được chi phí sản xuất.

Ngoài ra oxy hòa tan trong ao còn liên quan mật thiết đến sự phát triển của tảo, bị tiêu hao do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong ao. Khi mật độ tảo trong ao nhiều vào ban ngày do qúa trình quang hợp sẽ cung cấp một lượng lớn oxy hòa tan trong ao.

Nhưng ngược lại vào ban đêm tảo lại sử dụng oxy cho qúa trình hô hấp, do đó oxy thường giảm thấp vào ban đêmnhất là vào lúc 4-5 giờ sáng nên cần tăng cường hoạt động các loại máy cung cấp oxy ở những thời điểm này tránh tình trạng tôm bị ngạt và nổi đầu, theo thông tin từ trungmua.vn.

Hạnh Chi
 
 

 



Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang