‘Rối loạn’ thị trường gas – nguồn gốc từ cạnh tranh không lành mạnh

author 06:15 17/09/2019

(VietQ.vn) - “Cạnh tranh không lành mạnh được coi là vấn đề cốt lõi làm rối loạn thị trường gas”, ông Trần Trọng Hữu, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gas Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kinh doanh Khí miền Bắc nhận định.

 Ông Trần Trọng Hữu, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gas Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kinh doanh Khí miền Bắc.

Theo đó, ông Trần Trọng Hữu cho hay, việc cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho những thương nhân làm ăn chân chính và Nhà nước thất thu thuế, gây mất an toàn cho người sử dụng.

Ông Trọng Hữu đưa ra một số thủ đoạn điển hình của việc cạnh tranh không lành mạnh như: Thu giữ vỏ bình gas và chiết nạp lậu; Cắt tai mài vỏ, chiếm dụng huỷ hoại tài sản; Không đảm bảo điều kiện an toàn về phòng chống cháy nổ; Không công bằng trong kinh doanh; Không đầu tư đúng mức để đảm bảo an toàn, trốn thuế và cắt giảm chi phí đầu tư cần thiết để tạo lợi thế cạnh tranh; Tự lập ra các tổ chức băng nhóm bất hợp pháp để chèn ép nhau trên thị trường…

Đặc biệt, theo ông Kiều Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách - Pháp chế, Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), các đối tượng sang chiết gas trái phép ngày càng sử dụng thủ đoạn tinh vi hơn nhằm qua mặt lực lượng chức năng như: Tận dụng bãi đỗ xe trống trải cách xa khu dân cư, các khu nhà trọ, bãi đất trống, để tiến hành sang chiết gas trực tiếp từ xe bồn chứa LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng) vào bình gas loại 12kg một cách nhanh chóng, tiện lợi thu gọn hiện trường hoặc sang chiết gas mini trái phép. Mặt khác, việc sang chiết được thực hiện lén lút, ngoài giờ, thường xuyên thay đổi địa điểm nên rất khó phát hiện, gây khó khăn trong công tác kiểm tra và xử lý....

Từ đó, ông Trọng Hữu kiến nghị, cần sắp xếp quản lý kinh doanh khí về 2 đầu mối để đơn giản thủ tục hành chính, đó là: Cục cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) - Bộ Công an quản lý về PCCC-CNCH; Cục Kĩ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công thương quản lý: Các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn về kinh doanh khí.

Đồng thời, các cơ quan quản lý cần thiết có định hướng, khuyến khích phát triển hạ tầng phục vụ xe ô tô sử dụng LPG, CNG và LNG: các trạm nạp trung tâm và trạm vệ tinh gắn với cửa hàng xăng dầu; Quy định về an toàn phòng chống cháy nổ phải được chú ý hơn nữa, nhất là ở cửa hàng kinh doanh gas và hộ gia đình tiêu dùng; Quy định về việc tồn trữ và lưu thông về bình gas trên thị trường; Quy định về quản lý giá;

Ngoài ra, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định xử phạt hành chính thay thế NĐ 67/NĐ-CP và xây dựng thông tư hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số hành vi vi phạm nghiêm trong trong lĩnh vực kinh doanh khí…

Bóc trần các thủ đoạn gian lận trong kinh doanh gas(VietQ.vn) - Ông Kiều Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách-Pháp chế, Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, tình trạng vi phạm pháp luật trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) ngày càng diễn tiến phức tạp với những thủ đoạn vô cùng tinh vi.

Thanh Minh 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang