Rùa Hồ Gươm khổng lồ ở Sơn Tây được phát hiện, vây lưới bắt như thế nào?

author 16:03 13/04/2018

(VietQ.vn) - Các nhà khoa học Việt Nam và Mỹ đã xác nhân con rùa bắt được ở khu vực thị xã Sơn Tây chính là rùa Hồ Gươm quý hiếm thế giới.

Báo Tuổi Trẻ thông tin, bằng các kết quả phân tích mới nhất sử dụng kỹ thuật gen môi trường (eDNA) hiện đại, các nhà khoa học Việt Nam và Mỹ đã xác nhận thêm một cá thể mới của loài rùa Hoàn Kiếm (rùa hồ Gươm) - loài rùa qúy hiếm nhất thế giới tại một khu vực hồ ngoại thành Hà Nội cụ thể ở hồ Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội và hồ Đồng Mô không xa.

Loài Giải Sin-hoe (Rafetus swinhoei) còn có tên gọi khác là rùa Hoàn Kiếm, được xem là loài rùa nguy cấp, quý, hiếm nhất thế giới. Đây cũng là loài rùa nổi tiếng nhất Việt Nam. Cá thể rùa vừa được phát hiện đã nâng số lượng rùa Hoàn Kiếm hiện có trên toàn thế giới lên con số 4 ít ỏi.

Tháng 1/2016, "cụ" rùa khổng lồ, cá thể rùa Hoàn Kiếm cuối cùng sống tại hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), với tuổi thọ ước tính trên 100 tuổi đã ra đi.

rua-ho-guom-khong-lo-o-son-tay-duoc-phat-hien-vay-luoi-bat-nhu-the-nao

 Bức ảnh cá thể rùa tại hồ Xuân Khanh được chụp vào tháng 5-2017. Rất khó để định loại loài dựa trên bức ảnh này - Ảnh: Nguyễn Văn Trọng - ATP/IMC

Rùa trong hồ Hoàn Kiếm đã gắn liến với truyền thuyết vào thế kỷ 15, sau khi đánh bại quân xâm lược nhà Minh, vua Lê Lợi đã trả gươm báu cho Rùa thần khi thuyền nhà vua dạo chơi trên hồ. Truyền thuyết này đã tạo nên màu sắc huyền bí, khiến rùa Hoàn Kiếm trở thành một sinh vật linh thiêng, được tôn thờ trong văn hóa Việt.

Ông Cao Xuân Tý, 70 tuổi, từng là thợ đánh cá ở Suối Hai trao đổi với VTC: “Trước đây hồ Xuân Khanh nhiều giải khổng lồ lắm, chúng tôi bắt được suốt. Người dân thì câu giải nấu chuối đậu thường ngày. Tuy nhiên, hai chục năm nay thì không thấy ai bắt được con nào cả. Việc còn một con giải to ở đây, thì tôi cũng biết lâu rồi, nhưng chưa được nhìn thấy. Hôm nay, tôi chỉ đạo anh em thả lưới vây, thì mắc ngay con giải to”.

Theo ông Tý, khoảng 13 giờ ngày 12/4, khi các tay lưới được thu gọn để gom cá, thì phía lưới cách bụi tre 30m xuất hiện hai dải tăm chạy vòng quanh trong lưới. Nhìn dải tăm này, ông Tý nghi trúng rùa khổng lồ. Loài rùa này, khi động, chúng chạy ở mặt bùn. Hai bên chân cào dưới bùn, tạo ra hai dải tăm. Nhìn khoảng cách giữa hai dải tăm nổi lên mặt nước, những người có kinh nghiệm như ông sẽ biết được cân nặng của con rùa này.

Biết có rùa khổng lồ ở trong lưới, ông Tý chỉ đạo nhóm thợ đánh cá tạm dừng công việc, để mặt nước lặng yên, chờ xem động tĩnh của nó.

Một lát sau, thì con rùa khổng lồ liên tục nổi lên mặt nước, trong vòng vây của lưới. Ông Tý chỉ tay xuống lòng chiếc thuyền bảo: “Đầu nó to gần bằng cái phích, lưng nó to bằng lòng cái thuyền, nặng trên 1 tạ”.

Thời điểm đó, con rùa liên tục nổi lên mặt nước, rồi chạy dưới đáy hồ, có vẻ như tìm đường thoát thân. Nó thò mũi lên thở, rồi lại lặn rất nhanh, khiến hai cán bộ của Chương trình bảo tồn rùa châu Á quay phim chụp ảnh cũng không rõ.

Khi con rùa không nổi lên nữa, thì nhóm thợ đánh cá buộc cục đá ong vào sợi dù, rồi thả xuống lòng hồ, cứ nhấc cục đá lên lại thả xuống. Cục đá liên tục rơi vào lưng rùa, khiến nó bỏ chạy sủi tăm.

Theo anh Hoàng Văn Hà, cán bộ Chương trình bảo tồn rùa châu Á, thì chính xác đã phát hiện cá thể rùa mai mềm khổng lồ thuộc loài rùa Hồ Gươm ở hồ Xuân Khanh, tuy nhiên, dù đã vây lưới được nó, nhưng khả năng bắt được là cực khó. Bởi vì, hồ nước rất sâu, có nhiều vật cản, nên nó chỉ nằm bẹp xuống mặt bùn là lưới vọt qua, không thể bắt được.

Chủ nhân trẻ tuổi của cây ‘quái thú’ chở dọc quốc lộ 1A bị phạt bao nhiêu tiền?(VietQ.vn) - 750 nghìn đồng là số tiền mà chủ nhân của cây “quái thú” phải nộp phạt hành chính vì hồ sơ của 1 trong 3 cây bị sai địa điểm khai thác.

Bản thân anh Hoàng Văn Hà và Nguyễn Tài Thắng đã đóng chốt ở hồ nước này từ năm 2012 để truy tìm dấu tích loài rùa này và đến hôm nay, đúng ngày Chương trình bảo tồn rùa châu Á có kết quả công bố, gồm cả hình ảnh và mẫu xét nghiệm ADN, thì con rùa lại dính vào lưới.

Như vậy, trên toàn thế giới, đã xác định còn 4 con, trong đó, ở ngôi chùa Tây Viên Tự (thành phố Tô Châu, Giang Tô, Trung Quốc) có 2 con, một con ở hồ Đồng Mô và một con ở hồ Xuân Khanh.

Hà Thu (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang