Rửa khoang động cơ ô tô: Nên hay không?

author 22:16 12/05/2018

(VietQ.vn) - Theo chuyên gia, việc rửa khoang động cơ ô tô là điều cần thiết, nó sẽ giúp các chi tiết và việc vận hành của xe được ổn định và tăng tuổi thọ…

Báo điện tử VOV dẫn thông tin từ anh Nguyễn Tiến Luật, kỹ thuật viên của gara Đức Minh (Hà Nội), với công nghệ hiện nay, việc vệ sinh khoang máy là điều hoàn toàn nên làm. Đặc biệt là đối với những chiếc xe đã sử dụng nhiều năm, bụi bẩn bám lại ở khoang động cơ.

Chủ xe nên cho vệ sinh khoang động cơ từ 1 -2 lần/năm.

Những chiếc ô tô sau một thời gian sử dụng, bùn đất, bụi bẩn bám vào bề mặt máy sẽ làm giảm quá trình tản nhiệt, làm máy nóng nhanh, nhiều chi tiết bị ô-xy hóa… Vì vậy, chủ xe nên làm vệ sinh khoang máy từ 1 – 2 lần/năm để đảm bảo các chi tiết bên trong được giữ sạch sẽ, giúp động cơ tản nhiệt nhanh hơn… Từ đó giúp xe vận hành tốt và ổn định hơn, tăng tuổi thọ cho động cơ.

Báo điện tử VOV dẫn thông tin từ anh Nguyễn Tiến Luật, kỹ thuật viên của gara Đức Minh (Hà Nội), với công nghệ hiện nay, việc vệ sinh khoang máy là điều hoàn toàn nên làm. Đặc biệt là đối với những chiếc xe đã sử dụng nhiều năm, bụi bẩn bám lại ở khoang động cơ. Chủ xe nên cho vệ sinh khoang động cơ từ 1 -2 lần/năm. Những chiếc ô tô sau một thời gian sử dụng, bùn đất, bụi bẩn bám vào bề mặt máy sẽ làm giảm quá trình tản nhiệt, làm máy nóng nhanh, nhiều chi tiết bị ô-xy hóa… Vì vậy, chủ xe nên làm vệ sinh khoang máy từ 1 – 2 lần/năm để đảm bảo các chi tiết bên trong được giữ sạch sẽ, giúp động cơ tản nhiệt nhanh hơn… Từ đó giúp xe vận hành tốt và ổn định hơn, tăng tuổi thọ cho động cơ. Đồng thời, việc vệ sinh khoang động cơ còn giúp bạn tránh lỗi lo về chuột, côn trùng xâm nhập từ bên ngoài vào cắn các dây dẫn nhiên liệu, gioăng cao su, giúp xe vận hành an toàn và bảo vệ các chi tiết máy.  “Nếu tự làm tại nhà, bạn nên tìm hiểu kỹ các bước thực hiện và dung dịch vệ sinh phù hợp để đảm bảo “an toàn” cho xe, tránh những hư hại không may do vệ sinh không đúng cách. Tuy nhiên, theo tôi, các bạn nên đưa xe đến các xưởng chuyên làm dịch vụ này để chiếc xe được “chăm sóc” đúng cách và đảm bảo nhất. Giá của các dịch vụ này cũng không quá cao, chỉ từ 1 – 1,3 triệu đồng/lần” – anh Luật cho biết.  Theo các chuyên gia kỹ thuật, dù vệ sinh khoang động cơ ở nhà hay ngoài gara thì bạn cũng cần phải làm đúng kỹ thuật và lưu ý những điều sau:  - Chỉ tiến hành vệ sinh khoang máy khi động cơ đã nguội hẳn. Vì nếu vệ sinh khi máy vẫn nóng sẽ khiến nhiệt độ bị thay đổi đột ngột, nhiều chi tiết hay động cơ bị giảm tuổi thọ.  - Phải đảm bảo các chi tiết quan trọng: Cổ hút gió, bình ắc quy, hộp đen… đã được bịt chặt bằng khăn sạch và túi ni-lông để tránh bị nước bắn vào gây hiện tượng thủy kích, chập, cháy do ẩm.  - Lựa chọn dung dịch hóa chất vệ sinh chuyên dụng, không tự ý dùng các chất tẩy bừa bãi nếu bạn không muốn mất thêm tiền.   - Chú ý đảm bảo an toàn cho cá nhân khi làm vệ sinh bằng các thiết bị bảo hộ: Kính, găng tay, khẩu trang…   Trước đó, theo Báo điện tử VnMedia, quy trình vệ sinh khoang máy xe ô tô đúng cách gồm các bước:  Bước 1: Trước khi tiến hành dọn dẹp khoang máy, chúng ta hãy để động cơ nguội hẳn trong vòng từ 15 đến 30 phút. Cách này giúp động cơ cũng như các chi tiết quan trọng không bị giảm tuổi thọ do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Bước 2: Lấy khăn sạch bịt cổ hút gió. Điều này rất quan trọng, giúp ngăn nước lọt vào buồng đốt gây ra hiện tượng thủy kích.  Bước 3: Xịt dung dịch vệ sinh khoang máy (ở đây là Super Degreaser của Meguiars, các bạn cũng có thể mua dung dịch tương tự của thương hiệu 3M hoặc Black Magic) lên các khu vực xung quanh động cơ và mặt trong nắp capo để làm mềm và hòa tan chất bẩn, loại bỏ cặn ở ngóc ngách. Bước 4: Xịt nước lên khoang máy và bên dưới nắp capo để rửa qua một lượt. Bước 5: Sau khi rửa qua một lượt, bề mặt khoang máy vẫn còn ướt, chúng ta phun dung dịch lên khoang máy và mặt dưới nắp capo. Bước 6: Lấy chổi hoặc cọ chà sát lên toàn bộ khu vực xung quanh động cơ. Bước 7: Trong lúc đợi dung dịch vệ sinh tác dụng, chúng ta tháo bỏ nắp máy rồi vệ sinh bằng hơi nước nóng. Bước 8: Đậy nắp khoang máy tránh nước văng vào động cơ, sau đó xịt nước rửa sạch khu vực xung quanh. Bước 9: Sau khi dung dịch tẩy rửa đã có tác dụng chúng ta lấy giẻ khô lau sạch các chi tiết trên khoang máy. Dùng bình xịt khí nén hỗ trợ. Bước 10: Mọi việc cơ bản đã hoàn tất, chỉ còn một công đoạn cuối cùng là rửa nắp máy.

 Chủ xe nên rửa khoang động cơ ô tô mỗi năm 1 đến 2 lần. Ảnh minh họa.

Đồng thời, việc vệ sinh khoang động cơ còn giúp bạn tránh lỗi lo về chuột, côn trùng xâm nhập từ bên ngoài vào cắn các dây dẫn nhiên liệu, gioăng cao su, giúp xe vận hành an toàn và bảo vệ các chi tiết máy.

“Nếu tự làm tại nhà, bạn nên tìm hiểu kỹ các bước thực hiện và dung dịch vệ sinh phù hợp để đảm bảo “an toàn” cho xe, tránh những hư hại không may do vệ sinh không đúng cách. Tuy nhiên, theo tôi, các bạn nên đưa xe đến các xưởng chuyên làm dịch vụ này để chiếc xe được “chăm sóc” đúng cách và đảm bảo nhất. Giá của các dịch vụ này cũng không quá cao, chỉ từ 1 – 1,3 triệu đồng/lần” – anh Luật cho biết.

Theo các chuyên gia kỹ thuật, dù vệ sinh khoang động cơ ở nhà hay ngoài gara thì bạn cũng cần phải làm đúng kỹ thuật và lưu ý những điều sau:

- Chỉ tiến hành vệ sinh khoang máy khi động cơ đã nguội hẳn. Vì nếu vệ sinh khi máy vẫn nóng sẽ khiến nhiệt độ bị thay đổi đột ngột, nhiều chi tiết hay động cơ bị giảm tuổi thọ.

- Phải đảm bảo các chi tiết quan trọng: Cổ hút gió, bình ắc quy, hộp đen… đã được bịt chặt bằng khăn sạch và túi ni-lông để tránh bị nước bắn vào gây hiện tượng thủy kích, chập, cháy do ẩm.

- Lựa chọn dung dịch hóa chất vệ sinh chuyên dụng, không tự ý dùng các chất tẩy bừa bãi nếu bạn không muốn mất thêm tiền.

- Chú ý đảm bảo an toàn cho cá nhân khi làm vệ sinh bằng các thiết bị bảo hộ: Kính, găng tay, khẩu trang…

Trước đó, theo VnMedia, quy trình vệ sinh khoang máy xe ô tô đúng cách gồm các bước:

Bước 1: Trước khi tiến hành dọn dẹp khoang máy, chúng ta hãy để động cơ nguội hẳn trong vòng từ 15 đến 30 phút. Cách này giúp động cơ cũng như các chi tiết quan trọng không bị giảm tuổi thọ do thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Bước 2: Lấy khăn sạch bịt cổ hút gió. Điều này rất quan trọng, giúp ngăn nước lọt vào buồng đốt gây ra hiện tượng thủy kích.

Bước 3: Xịt dung dịch vệ sinh khoang máy (ở đây là Super Degreaser của Meguiars, các bạn cũng có thể mua dung dịch tương tự của thương hiệu 3M hoặc Black Magic) lên các khu vực xung quanh động cơ và mặt trong nắp capo để làm mềm và hòa tan chất bẩn, loại bỏ cặn ở ngóc ngách.

Bước 4: Xịt nước lên khoang máy và bên dưới nắp capo để rửa qua một lượt.

Bước 5: Sau khi rửa qua một lượt, bề mặt khoang máy vẫn còn ướt, chúng ta phun dung dịch lên khoang máy và mặt dưới nắp capo.

Bước 6: Lấy chổi hoặc cọ chà sát lên toàn bộ khu vực xung quanh động cơ.

Bước 7: Trong lúc đợi dung dịch vệ sinh tác dụng, chúng ta tháo bỏ nắp máy rồi vệ sinh bằng hơi nước nóng.

Bước 8: Đậy nắp khoang máy tránh nước văng vào động cơ, sau đó xịt nước rửa sạch khu vực xung quanh.

Bước 9: Sau khi dung dịch tẩy rửa đã có tác dụng chúng ta lấy giẻ khô lau sạch các chi tiết trên khoang máy. Dùng bình xịt khí nén hỗ trợ.

Bước 10: Mọi việc cơ bản đã hoàn tất, chỉ còn một công đoạn cuối cùng là rửa nắp máy.

Hoàng Lê (T/h)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang