Rúng động các vụ án lừa ngân hàng chiếm nghìn tỷ

author 20:41 16/09/2013

Cho doanh nghiệp vay vốn ẩu, thẩm định tín dụng không đúng quy định, móc ngoặc với doanh nghiệp nhận tiền lót tay để giải ngân vốn không đủ điều kiện... đã gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho các ngân hàng.

Thế chấp một, cho vay mười

Vụ vỡ nợ chấn động dư luận vừa qua tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam (công ty Phương Nam - PV) một lần nữa báo động về những bất cập trong hệ thống ngân hàng. Việc làm sai thủ tục, nâng khống giá trị tài sản thế chấp để vay nhiều tiền không còn quá xa lạ. Nhưng lãnh đạo nhiều ngân hàng vẫn cố tình lờ đi, hoặc "lười" thẩm định tài sản thế chấp, dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường.

Vào ngày 7/9, cơ quan CSĐT bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố đối với hai lãnh đạo của ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng (VDB chi nhánh Sóc Trăng) và Giám đốc sở giao dịch tỉnh Hậu Giang của ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Ngoài ra, cơ quan CSĐT đã bắt tạm giam Lâm Minh Mẫn (33 tuổi), kế toán trưởng công ty Phương Nam để điều tra về hành vi lập báo cáo tài chính, xác nhận sai về tài sản thế chấp, nâng khống số lượng hàng tồn kho để vay vốn ở hai ngân hàng trên.

Theo tìm hiểu của PV, các lãnh đạo hai ngân hàng trên bị bắt giam do liên quan đến việc thẩm định tín dụng không đúng quy định tại công ty Phương Nam. Theo đó, trong giai đoạn từ 2008 - 2011, Chủ tịch HĐQT công ty Phương Nam Lâm Ngọc Khuân đã chỉ đạo Mẫn lập báo cáo tài chính, nâng khống tài sản như đất đai, nhà xưởng, hàng tồn kho, xe tải của nhà máy chế biến thủy sản tại TP. Sóc Trăng... đem thế chấp tại ngân hàng để vay vốn sản xuất.

Khi nhận những hồ sơ vay vốn này, VDB chi nhánh Sóc Trăng, sở giao dịch tỉnh Hậu Giang LienVietPostBank không thẩm định giá tài sản kỹ càng mà xét duyệt qua loa rồi cấp cho vay vốn. Tuy nhiên, công việc kinh doanh của công ty này ngày càng lỗ và số nợ phình lên đến 1.600 tỷ đồng, mất khả năng chi trả.

Không chỉ doanh nghiệp tìm cách "quỵt nợ" ngân hàng, nhiều cán bộ ngân hàng cũng lợi dụng việc thông thạo nghiệp vụ ngân hàng để chiếm đoạt tài sản. Hẳn dư luận vẫn chưa thể quên "kiều nữ" Huỳnh Thị Huyền Như (cán bộ tín dụng Vietinbank chi nhánh TP.HCM) đã lợi dụng chức vụ để làm trái các quy định, chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng. Cơ quan điều tra cũng xác định, như vay tiền và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ba ngân hàng lớn. Như cũng cùng đồng bọn giả hợp đồng, chiếm đoạt của hai công ty Công ty CP chứng khoán Phương Đông, công ty quản lý quỹ Lộc Việt số tiền 550 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Nam Việt cũng bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 200 tỷ đồng cùng với những thủ đoạn tương tự.

Theo tìm hiểu của PV, trong các vụ việc vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng nghiêm trọng thì vụ lừa đảo xảy ra tại công ty cổ phần Thép Sông Hồng (tỉnh Phú Thọ) cho thấy rõ việc kiểm soát thiếu chặt chẽ và sơ hở của cán bộ ngân hàng trong việc cho vay ẩu. Đến thời điểm phát hiện những sai phạm, công ty cổ phần Thép Sông Hồng đã nợ số tiền lên tới 354 tỷ đồng và mất khả năng thanh khoản.

Trong khi đó, tài sản đảm bảo công ty này dùng để thế chấp 5 ngân chỉ có giá trị khoảng 100 tỷ đồng. Sự việc xảy ra tại các ngân hàng đã trở thành đề tài bàn tán hiện nay. Đó cũng là tình trạng chung của một số ngân hàng hiện nay trên cả nước, họ đang phải lãnh hậu quả từ chính sự sơ hở trong quản lý của chính mình.

 

Tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng diễn biến phức tạp

Xoay quanh vấn đề vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng, nhiều chuyên gia kinh tế tại Việt Nam cho biết, vài năm trở lại đây, kinh tế thế giới, trong nước rơi vào thời kỳ kinh tế khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hàng tồn kho lớn. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường vàng “nhảy múa”, chứng khoán tăng, giảm thất thường...

Với hàng loạt nguyên nhân trên đã làm gia tăng hoạt động của tội phạm kinh tế, đặc biệt là tội phạm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Việc cơ quan công an vào cuộc ráo riết đã phanh phui hàng loạt vụ việc. Con số thiệt hại của các vụ việc này rất lớn.

Cũng theo một báo cáo mới nhất của bộ Công an, chỉ tình từ năm 2010 đến tháng 6/2012, lực lượng Cảnh sát kinh tế đã phát hiện và điều tra hơn 104 vụ phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng, thiệt hại hơn hơn 9.100 tỷ đồng, thu hồi trên 2.000 tỷ đồng, trong đó khởi tố 70 cán bộ ngân hàng. Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh, Cục trưởng cục CSĐT tội phạm về Trật tự quản lý kinh tế & Chức vụ (C46) - bộ Công an cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2013, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói chung, vi phạm cho vay trong tổ chức tín dụng nói riêng đã và đang diễn ra phức tạp, trở thành yếu tố gây nguy hiểm nhất cho mất an ninh, an toàn của hệ thống ngân hàng và sự ổn định của cả nền kinh tế.

Để giải quyết về thực trạng xử lý vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng, thạc sỹ Nguyễn Nông, Viện trưởng viện Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm cho biết: "Để bảo đảm việc xử lý các tội phạm nói chung, cũng như tội phạm trong lĩnh vực tín dụng đen, lĩnh vực tín dụng ngân hàng được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật; trước hết người tiến hành tố tụng phải nhận thức đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật Tố tụng hình sự có liên quan; nhất là trong việc nhận thức các dấu hiệu định tội, định khung và các dấu hiệu có ly lai giữa các tội. Cần nhận thức đúng, đầy đủ các (hoặc một) dấu hiệu đặc trưng nhất của cấu thành tội phạm cụ thể để làm cơ sở phân biệt, định tội".

Ảnh hưởng đến hoạt động tài chính, ngân hàng

Đưa ra nhận định của mình về vấn đề trên, PGS.TS Phan An, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ bày tỏ: "Trong giai đoạn nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thiếu vốn nên đã khai khống tài sản để vay tiền ngân hàng không phải là điều ngạc nhiên với người làm kinh tế. Họ sẽ có đủ những mánh khóe, chiêu trò để có được nguồn tiền để duy trì lao động của công ty. Khi không có khả năng chi trả thì số nợ sẽ lên tới hàng tỷ đồng, không ít người tìm cách bỏ của chạy lấy người là chuyện bình thường. Người gây thiệt hại lớn cho xã hội bằng những việc làm phi pháp là đáng lên án".

Luật sư, thạc sỹ Nguyễn Đức, chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai chia sẻ: "Có thể nói, những cán bộ ngân hàng đã lợi dung uy tín để làm trái quy định cho vay trong các hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tội phạm hình sự nói chung và tội phạm trong hoạt động ngân hàng nói riêng đều là những hành vi nguy hiểm xâm hại nghiêm trọng đến các quan hệ xã hội, chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước.

Đồng thời, việc làm sai trái của các bộ ngân hàng làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, gây hoang mang, dao động cho khách hàng của ngân hàng, có thể dẫn đến hiện tượng người dân ồ ạt đổ xô đến ngân hàng rút tiền hàng loạt dẫn đến khả năng không thể thanh toán hoặc phá sản. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính-ngân hàng nói chung".

Thế chấp một, cho vay mười

Vụ vỡ nợ chấn động dư luận vừa qua tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam (công ty Phương Nam - PV) một lần nữa báo động về những bất cập trong hệ thống ngân hàng. Việc làm sai thủ tục, nâng khống giá trị tài sản thế chấp để vay nhiều tiền không còn quá xa lạ. Nhưng lãnh đạo nhiều ngân hàng vẫn cố tình lờ đi, hoặc "lười" thẩm định tài sản thế chấp, dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường.

Vào ngày 7/9, cơ quan CSĐT bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố đối với hai lãnh đạo của ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng (VDB chi nhánh Sóc Trăng) và Giám đốc sở giao dịch tỉnh Hậu Giang của ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Ngoài ra, cơ quan CSĐT đã bắt tạm giam Lâm Minh Mẫn (33 tuổi), kế toán trưởng công ty Phương Nam để điều tra về hành vi lập báo cáo tài chính, xác nhận sai về tài sản thế chấp, nâng khống số lượng hàng tồn kho để vay vốn ở hai ngân hàng trên.

Theo tìm hiểu của PV, các lãnh đạo hai ngân hàng trên bị bắt giam do liên quan đến việc thẩm định tín dụng không đúng quy định tại công ty Phương Nam. Theo đó, trong giai đoạn từ 2008 - 2011, Chủ tịch HĐQT công ty Phương Nam Lâm Ngọc Khuân đã chỉ đạo Mẫn lập báo cáo tài chính, nâng khống tài sản như đất đai, nhà xưởng, hàng tồn kho, xe tải của nhà máy chế biến thủy sản tại TP. Sóc Trăng... đem thế chấp tại ngân hàng để vay vốn sản xuất.

Khi nhận những hồ sơ vay vốn này, VDB chi nhánh Sóc Trăng, sở giao dịch tỉnh Hậu Giang LienVietPostBank không thẩm định giá tài sản kỹ càng mà xét duyệt qua loa rồi cấp cho vay vốn. Tuy nhiên, công việc kinh doanh của công ty này ngày càng lỗ và số nợ phình lên đến 1.600 tỷ đồng, mất khả năng chi trả.

Không chỉ doanh nghiệp tìm cách "quỵt nợ" ngân hàng, nhiều cán bộ ngân hàng cũng lợi dụng việc thông thạo nghiệp vụ ngân hàng để chiếm đoạt tài sản. Hẳn dư luận vẫn chưa thể quên "kiều nữ" Huỳnh Thị Huyền Như (cán bộ tín dụng Vietinbank chi nhánh TP.HCM) đã lợi dụng chức vụ để làm trái các quy định, chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng. Cơ quan điều tra cũng xác định, như vay tiền và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ba ngân hàng lớn. Như cũng cùng đồng bọn giả hợp đồng, chiếm đoạt của hai công ty Công ty CP chứng khoán Phương Đông, công ty quản lý quỹ Lộc Việt số tiền 550 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Nam Việt cũng bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt 200 tỷ đồng cùng với những thủ đoạn tương tự.

Theo tìm hiểu của PV, trong các vụ việc vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng nghiêm trọng thì vụ lừa đảo xảy ra tại công ty cổ phần Thép Sông Hồng (tỉnh Phú Thọ) cho thấy rõ việc kiểm soát thiếu chặt chẽ và sơ hở của cán bộ ngân hàng trong việc cho vay ẩu. Đến thời điểm phát hiện những sai phạm, công ty cổ phần Thép Sông Hồng đã nợ số tiền lên tới 354 tỷ đồng và mất khả năng thanh khoản.

Trong khi đó, tài sản đảm bảo công ty này dùng để thế chấp 5 ngân chỉ có giá trị khoảng 100 tỷ đồng. Sự việc xảy ra tại các ngân hàng đã trở thành đề tài bàn tán hiện nay. Đó cũng là tình trạng chung của một số ngân hàng hiện nay trên cả nước, họ đang phải lãnh hậu quả từ chính sự sơ hở trong quản lý của chính mình.

Tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng diễn biến phức tạp

Xoay quanh vấn đề vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng, nhiều chuyên gia kinh tế tại Việt Nam cho biết, vài năm trở lại đây, kinh tế thế giới, trong nước rơi vào thời kỳ kinh tế khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hàng tồn kho lớn. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường vàng “nhảy múa”, chứng khoán tăng, giảm thất thường...

Với hàng loạt nguyên nhân trên đã làm gia tăng hoạt động của tội phạm kinh tế, đặc biệt là tội phạm hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Việc cơ quan công an vào cuộc ráo riết đã phanh phui hàng loạt vụ việc. Con số thiệt hại của các vụ việc này rất lớn.

Cũng theo một báo cáo mới nhất của bộ Công an, chỉ tình từ năm 2010 đến tháng 6/2012, lực lượng Cảnh sát kinh tế đã phát hiện và điều tra hơn 104 vụ phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng, thiệt hại hơn hơn 9.100 tỷ đồng, thu hồi trên 2.000 tỷ đồng, trong đó khởi tố 70 cán bộ ngân hàng. Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh, Cục trưởng cục CSĐT tội phạm về Trật tự quản lý kinh tế & Chức vụ (C46) - bộ Công an cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2013, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng nói chung, vi phạm cho vay trong tổ chức tín dụng nói riêng đã và đang diễn ra phức tạp, trở thành yếu tố gây nguy hiểm nhất cho mất an ninh, an toàn của hệ thống ngân hàng và sự ổn định của cả nền kinh tế.

Để giải quyết về thực trạng xử lý vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng, thạc sỹ Nguyễn Nông, Viện trưởng viện Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm cho biết: "Để bảo đảm việc xử lý các tội phạm nói chung, cũng như tội phạm trong lĩnh vực tín dụng đen, lĩnh vực tín dụng ngân hàng được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật; trước hết người tiến hành tố tụng phải nhận thức đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật Tố tụng hình sự có liên quan; nhất là trong việc nhận thức các dấu hiệu định tội, định khung và các dấu hiệu có ly lai giữa các tội. Cần nhận thức đúng, đầy đủ các (hoặc một) dấu hiệu đặc trưng nhất của cấu thành tội phạm cụ thể để làm cơ sở phân biệt, định tội".

Ảnh hưởng đến hoạt động tài chính, ngân hàng

Đưa ra nhận định của mình về vấn đề trên, PGS.TS Phan An, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ bày tỏ: "Trong giai đoạn nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thiếu vốn nên đã khai khống tài sản để vay tiền ngân hàng không phải là điều ngạc nhiên với người làm kinh tế. Họ sẽ có đủ những mánh khóe, chiêu trò để có được nguồn tiền để duy trì lao động của công ty. Khi không có khả năng chi trả thì số nợ sẽ lên tới hàng tỷ đồng, không ít người tìm cách bỏ của chạy lấy người là chuyện bình thường. Người gây thiệt hại lớn cho xã hội bằng những việc làm phi pháp là đáng lên án".

Luật sư, thạc sỹ Nguyễn Đức, chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Đồng Nai chia sẻ: "Có thể nói, những cán bộ ngân hàng đã lợi dung uy tín để làm trái quy định cho vay trong các hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tội phạm hình sự nói chung và tội phạm trong hoạt động ngân hàng nói riêng đều là những hành vi nguy hiểm xâm hại nghiêm trọng đến các quan hệ xã hội, chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước.

Đồng thời, việc làm sai trái của các bộ ngân hàng làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, gây hoang mang, dao động cho khách hàng của ngân hàng, có thể dẫn đến hiện tượng người dân ồ ạt đổ xô đến ngân hàng rút tiền hàng loạt dẫn đến khả năng không thể thanh toán hoặc phá sản. Việc này sẽ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính-ngân hàng nói chung".

Theo Người đưa tin

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang