Rùng rợn những địa điểm mang lời đồn bị ma ám ở Campuchia

authorThu Hường 05:30 01/07/2018

(VietQ.vn) - Viện bảo tàng Tuol Sleng Genocide; Trung tâm Genocidal Choeung Ek; Núi Bokor, Kampot... là ba trong vô vàn những địa điểm mang lời đồn ma ám.

Sự kiện: Khám phá bí ẩn thế giới

Viện bảo tàng Tuol Sleng Genocide

Đây là một bảo tàng nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch trên thế giới tìm tới. Tuy nhiên, điểm đến đầy ám ảnh ở Campuchia này khiến không ít người ghê rợn khi nhìn thấy những hình ảnh đầy máu me, man rợ được trưng bày ở bảo tàng.

Được biết, nơi này từng là nơi ở của bộ tộc Khmer Đỏ khét tiếng. Suốt thời gian đó, nơi đây được sử dụng như một trại tù chính trị, còn được gọi là trại giam an ninh 21. Trong số 20.000 tù nhân chỉ có 7 người là sống sót, những người còn lại bị tra tấn và giết chết tại đây. Phần lớn nơi đây đã bị bỏ hoang và được phát hiện vào năm 1979 khi quân đội Việt Nam giải phóng Phnom Penh.

Viện bảo tàng Tuol Sleng Genocide. Ảnh: Theculturetrip 

Điều ấn tượng đầu tiên đập vào mắt du khách khi vừa bước qua cánh cổng sắt để vào trong là 14 ngôi mộ nằm chặn ngay lối vào. Những bức ảnh về cái chết của họ còn được lưu lại bên trong các phòng tra tấn – nơi mà giờ đây vẫn còn vương vãi những vệt máu thâm đen trên nền nhà, tường phòng đã đem đến một cái nhìn kinh hãi về một chế độ tàn bạo. 

Tại các trại giam to, hiện người ta cho trưng bày những bức ảnh, tranh vẽ sống động về thời đó, từ hình ảnh chiếc ghế sắt để nạn nhân ngồi chụp hình, các phạm nhân bị đánh đập tàn nhẫn, các cánh đồng chết đầy rẫy xương của những người bị Khmer đỏ giết hại, các hình vẽ mô tả lại cảnh phạm nhân bị tra tấn. Thậm chí, tại một số phòng giam, họ còn kê những tủ gỗ đựng đầy sọ người với dòng chú thích: “Đây là xương của những người bị Khmer đỏ giết hại”.

Những tủ gỗ đựng đầy sọ người. Ảnh: airbooking.vn 

Cứ 2 năm/lần, nhân viên của viện bảo tàng này sẽ mời các nhà sư về để tổ chức một buổi lễ cầu siêu cho các nạn nhân đã chết.

Trung tâm Genocidal Choeung Ek

Từ năm 1975 đến 1979, bộ tộc người Khmer Đỏ do Pol Pot lãnh đạo đã cai trị Campuchia, dưới chế độ này đã có khoảng 2 triệu người chết vì đói và kiệt sức. Gần 9000 bộ hài cốt được phát hiện tại các ngôi mộ tập thể ở Choeung Ek, người ta gọi đây là “cánh đồng chết chóc”, cách Phnom Penh khoảng 30km.

Trung tâm Genocidal Choeung Ek. Ảnh: Theculturetrip 

Hiện tại, nơi đây được xây dựng lại thành một tượng đài tưởng niệm, nhìn bề ngoài nó rất khang trang nên du khách có thể đi dạo quanh những ngôi mộ và thắp vài nén hương cho người đã khuất.

Cánh đồng chết Choueung Ek

Nằm cách thủ đô Phnompenh 14,5km, cánh đồng chết Choeung Ek là nơi mang đến cho du khách cái nhìn chân thực và xót xa nhất về những điều kinh hoàng xảy ra trên đất nước Campuchia khi nằm dưới sự cai trị của Polpot.

Dưới chế độ Khmer Đỏ (1975-1979, ngay sau nội chiến Campuchia 1969–1975) đã có rất nhiều người Campuchia bị giết hại và chôn xác tại địa điểm gọi chung là cánh đồng chết. Theo tài liệu thống kê, có ít nhất 1.386.734 người đã bị hành quyết.

Cánh đồng chết Choueung Ek. Ảnh: Airbooking.vn 

Chỉ nằm trên diện tích một sân bóng, nhưng có rất nhiều hố chôn tập thể được tìm thấy ở Choeng Ek. Ai đi đến đây cũng phải thật cẩn thận và nhẹ nhàng vì bên dưới lớp đất đó có thể vẫn còn thi hài của những nạn nhân xấu số. Vào mùa mưa, lớp đất bị rửa trôi và những mảnh xương trắng bị lộ ra bên ngoài.

Ở trung tâm cánh đồng chết, có một đài tưởng niệm các nạn nhân xấu số, bên trong chất khoảng 8.000 hộp sọ, rất nhiều trong số đó còn lưu giữ những vết tra tấn độc ác bằng dao, rìu, khúc cây. Đây là phương pháp giết người tàn độc mà PolPot áp dụng chỉ để không muốn phí quá nhiều đạn vào việc tàn sát nhân dân. Đối với trẻ em, cách giết hại vô cùng dã man là đập người của các em vào thân cây cho đến chết.

Bí ẩn lạnh gáy bủa vây thị trấn 'ma ám' đáng sợ nhất thế giới(VietQ.vn) - Đột nhiên phải sơ tán, người dân tại thị trấn Boston thuộc bang Ohio, Mỹ thoạt đầu không biết vì sao nhưng dần dần đa số họ nghĩ rằng nơi họ sống đã bị ma ám.

Núi Bokor, Kampot

Thị trấn Kampot cách đỉnh Bokor 42 km, chỉ có thể đến được bằng xe máy hoặc xe hơi. Nơi đây có thác Popokvil, một bức tượng Phật giáo khổng lồ, một sòng bạc rất lớn và nhiều nhà thờ bị bỏ hoang. Với khí hậu mát mẻ và tầm nhìn tuyệt vời nên rất nhiều người đã ghé thăm, thế nhưng trước đây nơi này từng được Pháp chiếm làm thuộc địa, dưới một chế độ cai trị tàn bạo và điều kiện khắc nghiệt, gần 1000 người Campuchia đã bỏ mạng.

Núi Bokor, Kampot. Ảnh:  Theculturetrip

Vào những năm 1950 và 1960, nơi này bị người Khmer Đỏ xâm chiếm và một lần nữa bị bỏ hoang. Ngày nay, người ta đã mở cửa lại tòa nhà Le Bokor để du khách đến thăm quan và khám phá lịch sử trước đây.

Ngôi nhà ma quái

Ngôi nhà ma khét tiếng của Kampong Cham nằm trên quốc lộ 5 đã từng xuất hiện trong một bộ phim kinh dị về người Khmer Đỏ. Theo lời đồn, có một cặp vợ chồng trẻ chuyển đến một ngôi nhà mới xây, họ đã mơ thấy một người đề nghị mua lại ngôi nhà với giá 3000 $ bằng vàng ròng, ngay lập tức họ đã đồng ý và sáng hôm sau khi tỉnh dậy, họ thấy vàng đã được đặt trước cửa nhà. Thế nhưng họ đã không dọn đi mặc dù đã lấy vàng, một ngày sau khi thức dậy, họ thấy mình đang nằm trên một cánh đồng vắng với đồ đạc xung quanh. Kể từ đó căn nhà ấy không ai dám bước chân vào.

Khách sạn Independence

Được xây dựng vào năm 1964, khách sạn Independence được biết đến như là một khách sạn dành cho giới nhà giàu. Tuy nhiên vào giữa năm 1979, nơi đây trở thành căn cứ của binh lính người Khmer Đỏ. Theo lời đồn, bên trong khách sạn này là nơi giam giữ tù nhân với các vụ hành quyết man rợ. Nhiều người dân địa phương tin rằng khách sạn này ở Sihanoukville bị ma ám. 

Khách sạn Independence. Ảnh: airbooking.vn

Năm 1982, nó được mở cửa trở lại và đầu năm 1990 trở thành nơi quân đội UNTAC chiếm đóng. Năm 2007, nó được sửa sang lại để đón khách du lịch, nhiều người đã nói rằng họ đã nhìn thấy những hồn ma lảng vảng xung quanh khách sạn.

Bokor Palace

Nằm trên đỉnh một ngọn đồi cảnh quan kì thú, Bokor Palace đã từng là một thị trấn phát triển mạnh về du lịch, nghỉ dưỡng dưới thời Pháp thuộc, nơi du khách chạy trốn khỏi cái nóng ngột ngạt của thủ đô Phnom Penh. Tuy nhiên, sau khi bị bỏ hoang hai lần, tất cả những gì còn lại ở nơi đây là một thị trấn ma với các tòa nhà đổ nát.

Được biết, trong biên niên sử của những điều kinh hoàng nhất thế kỉ 20, Campuchia được xếp ở thứ hạng cao. Việc lưu giữ những hình ảnh về một quá khứ đau thương là cách người dân nước này nhắc nhở các thệ sau về một thời kì đen tối của dân tộc. Đồng thời những dấu tích của những nỗi đau cũng là cách để phát triển các loại hình du lịch Campuchia, tham quan, lịch sử mà hiếm du khách nào có thể chối từ.

Hạnh Vũ (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang