'Rước bệnh vào người' bởi những sai lầm khi nấu ăn mà ai cũng mắc phải

authorTrần Thanh 11:19 19/05/2017

(VietQ.vn) - Những sai lầm khi nấu ăn mà đa số các gia đình người Việt mắc phải ảnh hưởng tới sức khỏe, dễ mang bệnh vào người.

Đối với các bà nội trợ, lựa chọn được các loại thực phẩm tươi ngon, giàu dinh dưỡng không phải là tất cả mà quan trọng là phải biết chế biến và nấu các món ăn ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng. Dưới đây là một số thói quen khi nấu nướng rất sai lầm mà hầu như ai cũng mắc phải. Bạn cần phải loại bỏ ngay nếu không muốn rước bệnh vào người. 

Chiên, rán thực phẩm

Thực phẩm rán ở nhiệt độ quá cao dễ bị cháy, là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh ung thư dạ dày, ung thư vú, các bệnh ung thư vùng ruột kết và trực tràng. Nhiệt độ cao cũng gây ra sự phá hủy các carotenoid, đặc biệt là pro-vitamin A trong rau củ và khiến protein trong thịt biến tính, tạo ra các hợp chất liên kết khó tiêu hóa.

Ngâm rau với nước muối

Bạn có thói quen ngâm rau, củ, quả với nước muối trước khi rửa vì nghĩ nước muối sẽ khử được hóa chất có hại? PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (giảng viên khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định nước muối gần như vô tác dụng trong việc loại trừ thuốc trừ sâu, hóa chất. Thậm chí khi ngâm nước muối quá đặc sẽ khiến 1 số loại rau củ quả bị mất dinh dưỡng, nát, mất ngon và còn bị thẩm thấu ngược lại.

'Rước bệnh vào người' bởi những sai lầm khi nấu ăn mà ai cũng mắc phải

Cách rửa rau sạch là ngâm với nước lạnh, sau đó rửa dưới vòi nước chảy mạnh. Lưu ý nên rửa từng loại rau củ quả sẽ an toàn hơn rửa nhiều thứ cùng 1 lúc.

Cho gia vị vào thức ăn quá sớm

'Rước bệnh vào người' bởi những sai lầm khi nấu ăn mà ai cũng mắc phải

Khi vừa bỏ rau vào xào, bạn lập tức cho gia vị vào ngay với ý nghĩ như vậy gia vị mới thấm đều vào rau. Thực chất gia vị cho vào sẽ làm tăng nhiệt độ nóng của chảo, khiến rau ra nước nhiều hơn và nhanh chóng ngả sang màu úa chứ không tươi xanh như bạn mong muốn. Gia vị hòa tan rất nhanh nên bạn yên tâm bỏ vào khi rau đã gần chính để giữ trọn vẹn dưỡng chất món ăn.

Nấu ăn cho nhiều nước

Các phương pháp chế biến như nấu, luộc tốt cho sức khỏe và lành mạnh hơn chiên, rán. Tuy nhiên, nếu không chú ý, quá trình luộc, nấu vẫn có thể làm mất rất nhiều vitamin trong thực phẩm.

'Rước bệnh vào người' bởi những sai lầm khi nấu ăn mà ai cũng mắc phải

Một số loại vitamin tan trong nước khi đun nóng, vì thế, chỉ nên nấu với lượng nước vừa phải và khi ăn nên ăn cả nước để không làm mất dinh dưỡng. Nấu với quá nhiều nước và bỏ đi sẽ khiến một lượng lớn các vitamin trong thực phẩm bị thất thoát.

Nấu ăn lâu, hâm lại đồ ăn

Thời gian nấu càng dài và nhiệt độ càng cao sẽ làm mất đi nguồn vitamin và dinh dưỡng tuyệt vời có trong thực phẩm. Khi nấu ăn lâu, các loại vitamin dễ tan trong nước như Vitamin B hay C sẽ tan hết ra trong nước dùng, chỉ có các omega hay chất béo là ổn định. Hâm nóng lại đồ ăn nhiều lần, đặc biệt là rau cũng là việc làm không nên vì dễ khiến các vitamin bị hủy diệt nhanh chóng.

Rã đông thực phẩm không đúng cách

Đa số mọi người thường rã động thịt ở nhiệt đồ phòng mà không biết rằng khoảng nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C là môi trường lí tưởng cho vi khuẩn sinh sôi trên thực phẩm. Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, các bạn nên rã đông thịt sống bằng tủ lạnh, nước lạnh hoặc lò vi sóng.

'Rước bệnh vào người' bởi những sai lầm khi nấu ăn mà ai cũng mắc phải

Với phương pháp rã đông trong tủ lạnh, bạn hãy lấy miếng thịt ra khỏi ngăn đá và chuyển xuống ngăn mát, thời gian rã đông là từ 8 đến 24 giờ tùy thuộc vào khối lượng của miếng thịt.

Còn với cách rã đông bằng bồn nước lạnh, bạn hãy cho nguyên túi thịt được bọc tín vào nồi hoặc bát nước mát. Cứ 30 phút bạn lại thay nước một lần. Quá trình rã đông này chỉ mất một giờ hoặc ít hơn.

Với cách rã đông bằng bồn nước lạnh, bạn hãy cho nguyên túi thịt được bọc tín vào nồi hoặc bát nước mát. Cứ 30 phút bạn lại thay nước một lần.

Rửa thịt và thịt gà sống

Mọi người thường nghĩ rằng trước khi chế biến nếu thịt, thị gà được rửa một cách cẩn thận thì sẽ loại bỏ được vi khuẩn gây bệnh, tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai.

Những sai lầm khi nấu nướng cần bỏ ngay - ảnh 5

Theo Tiến sĩ Michael Eyles – Chủ tịch Hội đồng an toàn thực phẩm Australia nhận định rằng: “Rửa thịt hay thịt gà trước khi nấu làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thịt qua vi khuẩn từ bồn cầu, vòi nước, bàn tay”.

Dùng lại dầu ăn đã sử dụng

Thêm 1 sai lầm mà phần đông các mẹ mắc phải đó là sử dụng lại dầu ăn đã qua chế biến. Một phần vì tiếc, phần khác thấy dầu vẫn thơm ngon, không ảnh hưởng gì đến món ăn nên giữ dùng lại. Đây là điều cực kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn. Vì khi dầu ăn được đun nóng ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất gây ung thư. Tốt nhất chỉ nên sử dụng 1 lần cho món ăn.

Sử dụng chảo chống dính ở nhiệt độ cao

Nhiệt độ cao có thể khiến các loại chảo chống dính sinh ra hợp chất có tên là PFCs (perfluorocarbons) dưới dạng khói. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng chất PFCs có liên quan đến tổn thương gan và kìm hãm sự phát triển của cơ thể. Vì vậy, cần đun nấu ở nhiệt độ phù hợp theo hướng dẫn trên từng loại chảo khác nhau.

Rửa thịt trong bồn rửa bát

Rửa thịt trong bồn rửa chén - mới nghe quả thật không có vấn đề gì, vì vậy có rất nhiều người giữ thói quen này. Tuy nhiên, bạn có thể rửa sạch thịt nhưng các chất bẩn và vi khuẩn sẽ bám lại trong bồn rửa và sinh sôi, lây lan sang chén đũa nếu bạn rửa không kỹ.

Sử dụng dụng cụ kim loại trên chảo chống dính

Sử dụng các dụng cụ kim loại trên bề mặt một chiếc chảo không dính không phải là một ý tưởng hay. Bạn có thể vô tình làm xước bề mặt của chảo, mà có thể dẫn bạn đến việc ăn phải các PFCs được phủ trên bề mặt chảo để chống dính. Vì thế nên thay bằng các dụng cụ được làm từ gỗ, cao su.

Làm nóng dầu quá mức

Làm nóng dầu quá mức không chỉ làm dầu có mùi vị khó chịu mà còn phá hủy tác dụng chống oxy hóa của dầu, nghiêm trọng hơn là hình thành các hợp chất có hại cho sức khỏe. Vì vậy, tốt nhất là hãy cho thức ăn vào lúc dầu bắt đầu nóng để tránh làm mất chất dinh dưỡng của thức ăn và có hại có sức khỏe.

Đảo thức ăn quá nhiều

 Điều này không những làm giảm giá trị dinh dưỡng trong thức ăn mà còn làm cho đồ ăn dễ bị nát, mềm nhũn, giảm độ hấp dẫn của món ăn.

Tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu xong

 Quá trình xào nấu sẽ tạo ra nhiều chất khí độc hại, vì thế sau 4-5 phút mới tắt mát hút mùi để tránh được các chất gây bệnh nguy hiểm.  Luộc trứng gà quá lâu: việc này sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong trứng.

Để lửa to khi rán mỡ heo: Điều đó sẽ làm cho mỡ có mùi hôi, tạo ra nhiều chất độc cho hệ tiêu hóa.

Đổ nước lạnh vào nồi xương đang ninh: Vì trong thịt, xương có chứa nhiều lượng protein và chất mỡ, khi đang đun nấu cho thêm nước lạnh vào, khiến nhiệt độ trong nồi đột nhiên hạ xuống, các chất protein và mỡ sẽ nhanh chóng đông lại, thịt, xương cũng do vậy mà khó nhừ, dẫn đến vị thơm ngon của thịt, xương bị hạn chế.

Cho nhiều mì chính vào thức ăn có vị chua: điều này không chỉ ảnh hưởng đến vị của món ăn mà còn sinh ra nhiều chất có hại cho sức khỏe.

Cho quá nhiều thức ăn vào chảo: Nếu bạn muốn xào nhanh bằng cách cho thật nhiều thức ăn vào chảo thì sẽ khiến thức ăn của bạn bị mềm, chín không kỹ và không đều. Điều này dẫn đến hậu quả là nhiều vi trùng, vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hết nhờ nhiệt độ. Và việc làm này vô tình “tiếp tay” cho các mầm bệnh phát sinh trong cơ thể.

Trần Thanh (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang