Rút ngắn thời gian thông quan, tạo thông thoáng cho hàng XNK

author 20:32 29/10/2016

(VietQ.vn) - Tổng cục hải quan tổ chức họp báo thông báo về đổi mới cơ chế thực hiện công tác quản lý doanh nghiệp XNK nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Sáng ngày 28/10, Tại Hà Nội, Tổng Cục Hải quan tổ chức họp báo công khai về vấn đề “Áp dụng quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại nghị quyết số 35/ND-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Chủ trì buổi họp báo có Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, ông Nguyễn Văn Cẩn, cùng các cơ quan thông tấn báo chí.

Theo Nghị quyết số 19/ND-CP của Chính phủ ban hành về giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết sô 35/NĐ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Với nội dung “các Bộ, cơ quan, địa phương cần tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp như đẩy mạnh cải cách thủ tục hanh chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, đảm bảo công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước. Một trong những ưu tiên hàng đầu mà các Bộ, ngành cần phối hợp thực hiện là tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho trao đổi thương mại, xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, giảm chi phí tuân thủ pháp luật”.

 Tổng cục Hải quan tổ chức họp báo

Trước chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành một số quyết định, chương trình hành động, kế hoạch … nhằm tạo thuận lợi tối đa cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong thủ tục hải quan, nghĩa vụ thuế xuất nhập khẩu (XNK) theo quy định pháp luật.

Trong đó, việc quản lý tuân thủ do Bộ Tài chính áp dụng, cụ thể là cơ quan hải quan áp dụng cho hoạt động XNK là sự quản lý hướng đến sự chấp hành pháp luật của đối tượng quản lý. Tuy nhiên đến nay, việc quản lý tuân thủ không còn phù hợp với bối cảnh phức tạp và khối lượng thương mại quốc tế tăng, cùng với những tiến bộ về công nghệ đã làm cho bùng nổ cuộc cách mạng thương mại toàn cầu. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến cách thức thực hiện nhiệm vụ tổ chức cho thương mại của Hải quan.

Để đạt được mục tiêu vừa cân bằng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đồng thời phải duy trì kiểm soát hàng hóa, người và phương tiện được đảm bảo chất lượng tốt nhất thì Hải quan đang phải chuyển đổi tư duy và phương pháp mới thay cho hình thức truyền thống. Quản lý tuân thủ hiện đại mà Hải quan quản lý, sử dụng dựa trên 4 nhóm yếu tố đó là khung pháp lý, quản lý rủi ro, quản lý hành chính và khung kỹ thuật công nghệ.

Trong chiến lược về Hải quan, có chiến lược quản lý tuân thủ hiệu quả phải được dựa trên quản lý rủi ro (QLRR) cần xác định các loại khách hàng. Và đối tượng khách hàng khác nhau phải được đối xử cũng khác nhau. Cụ thể, như khách hàng tự nguyện tuân thủ rủi ro thấp thì được áp dụng thủ tục đơn giản, còn với khách hàng cố gắng tuân thủ nhưng không luôn đáp ứng được tuân thủ thì cần hỗ trợ và có hướng dẫn cụ thể. Với khách hàng tránh né thì cần hướng dẫn chi tiết hơn và cuối cùng là khách hàng không tuân thủ thì có chế tài xử lý phù hợp.

Năm 2016, trước yêu cầu của quốc tế và triển khai luật Hải quan năm 2014, hiện Hải quan đã và đang thực hiện triển khai áp dụng quản lý rủi ro (QLRR) trong thủ tục hải quan với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại. Theo thống kê, năm 2013, tổng số lượng tờ khai XK, NK được thực hiện với số lượng là 5.921.000 tờ, với kim ngạch đạt 264,06 tỷ USD, cùng với đó thời gian thông quan trung bình một lô hàng là 32h32’. Trong năm 2015, đã tăng lên 8.510.000 tờ khai XK, NK với kim ngạch đạt 327,59 tỷ USD và thời gian làm thủ tục hải quan chỉ mất vài giây, đặc biệt là lô hàng thuộc diện không phải nộp thuế.

 Thời gian làm thủ tục hải quan để thông quan đã giảm đáng kể so với trước đây. Ảnh minh họa

Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp rút ngắn rất nhiều thời gian thông quan, tạo thông thoáng tối đa cho hoạt động XK, NK, điều này đòi hỏi Hải quan phải trú trọng hơn việc cải cách và hiện đại hóa về phương thức quản lý để đáp ứng yêu cầu và thách thức ngày càng nhiều vấn đề tại cửa khẩu biên giới.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, cả nước hiện có 60.000 doanh nghiệp thường xuyên có hoạt động XK, NK. Hàng năm, ngành Hải quan phân cấp nhiệm vụ cho các đơn vị có trách nhiệm thu thập thông tin, cập nhật mới về doanh nghiệp vào hồ sơ doanh nghiệp rất nhiều.

Thời gian qua, Hải quan thực hiện đánh giá phân loại thành 3 nhóm doanh nghiệp để phục vụ áp dụng chính sách quản lý hải quan như doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp tuân thủ và doanh nghiệp không tuân thủ. Việc đánh giá kết quả tuân thủ của doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng trong áp dụng biện pháp kiểm tra, đánh giá, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải của doanh nghiệp.

Trong thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính nêu rất rõ về áp dụng chính sách quản lý tuân thủ và khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ.

Để nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Bộ Tài chính cần hoàn thiện hơn nữa cơ chết chính sách về quản lý tuân thủ doanh nghiệp theo hướng khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tuân thủ, kiểm soát chặt chẽ với doanh nghiệp không tuân thủ, tạo môi trường lành mạnh, an toàn cho doanh nghiệp cùng phát triển.

Đồng thời, Bộ Tài chính phải rà soát các vấn đề doanh nghiệp kiến nghị về quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh để xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật theo quy định. Bộ Tài chính cũng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan sử đổi luật liên quan đến quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực hải quan, nghiên cứu và luân chuyển hồ sơ giữa các cơ quan liên quan.

Về phía Tổng cục Hải quan, nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý, trong thời gian tới, Hải quan cũng nâng cấp và rà soát đồng bộ hóa hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý hải quan và công tác QLRR, tuân thủ hướng đến sự minh bạch. Tạo lập và kết nối nhiều kênh hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh tuân thủ pháp luật để thường xuyên tiếp xúc trao đổi với doanh nghiệp về tình trạng tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, để xác định vấn đề doanh nghiệp vướng mắc trong công tác tuân thủ pháp luật.

Đồng thời, Hải quan sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá, đo lường mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp để cải thiện hiệu quả kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. Cung cấp thông tin cảnh báo các rủi ro, vướng mắc của doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, cùng với đó là tiếp nhận và xử lý kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan.

Đức Mậu

Điều chỉnh danh mục hàng hóa nhóm 2 để tạo thuận lợi cho DN(VietQ.vn) - Bộ KH&CN đang phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành để rà soát hàng hóa nhóm 2 - hàng hoá nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng, tạo thuận lợi cho DN
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang