Sân bay 5.900 tỷ đồng tỷ sắp được xây ở Sapa có gì đặc biệt?

author 16:40 22/11/2019

(VietQ.vn) - Sân bay Sa Pa - Lào Cai có công suất 3 triệu khách/năm, tổng mức đầu tư 5.900 tỷ đồng

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phê duyệt quy hoạch xây dựng Cảng hàng không Sa Pa - Lào Cai, với công suất 3 triệu khách/năm. Với tổng mức đầu tư 5.900 tỷ đồng, sân bay này được xây dựng ngay tại cửa ngõ hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Theo phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết đến năm 2030, Cảng hàng không Sa Pa (CHK) được quy hoạch là cảng hàng không nội địa, dùng chung dân dụng và quân sự, xây dựng tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

 Phối cảnh CHK Sa Pa - Lào Cai.

CHK Sa Pa sẽ là sân bay cấp 4C theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và sân bay quân sự cấp II, có công suất 3 triệu hành khách/năm. Sân bay có đường cất -hạ cánh (CHC) dài 2.400m, rộng 45m, đồng thời có dự trữ đất phía Nam của đường CHC để có thể kéo dài đường CHC lên 3.050m giai đoạn sau năm 2030.

Ngoài một đường lăn nối từ đường cất hạ cánh vào sân đỗ máy bay, sân bay cũng sẽ có một đường lăn song song nối từ đầu đường CHC với sân đỗ máy bay. Quy hoạch cũng khẳng định sân đỗ sẽ được xây dựng đảm bảo 9 vị trí đỗ cho máy bay A320, A321 hoặc tương đương…

Nhà ga hành khách của sân bay được quy hoạch gồm 2 cao trình đi và đến, đáp ứng công suất khai thác đáp ứng đến 3 triệu hành khách/năm, có dự trữ đất phía Nam của nhà ga để có thể xây dựng thêm 1 nhà ga hành khách giai đoạn sau năm 2030.

Trước đó, hồi tháng 4, UBND tỉnh Lào Cai gửi Thủ tướng văn bản, đề nghị chấp thuận xây sân bay Sapa theo hình thức kết hợp giữa đầu tư công thuần túy và đối tác công tư (PPP).

Theo kế hoạch, sân bay Sapa sẽ khởi công trong năm 2019, hoàn thành vào 2021. Lào Cai đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ 3.088 tỷ đồng xây dựng khu bay, đường trục vào cảng hàng không để đảm bảo tiến độ. Ngân sách tỉnh Lào Cai sẽ rót 910 tỷ đồng giải phóng mặt bằng, tái định cư, rà phá bom mìn...

Các hạng mục đầu tư khu hàng không dân dụng, kho nhiên liệu hàng không khoảng 1.772 tỷ đồng... sẽ do nhà đầu tư tư nhân rót vốn theo hình thức PPP (loại hợp đồng BOT). Riêng khu công trình quản lý bay 132 tỷ đồng sẽ do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đảm nhiệm. Đơn vị này cũng được đề xuất làm chủ đầu tư xây dựng các công trình quản lý bay.

Điện lực Gia Lâm tự 'vẽ' ra tiêu chuẩn trong đấu thầu?(VietQ.vn) - Chỉ thị số 47/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành nhằm siết chặt kỷ cương trong hoạt động đấu thầu tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Tuy nhiên, vẫn có nhiều đơn vị trực thuộc Tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn cố tình vi phạm, thực hiện không nghiêm túc Chỉ thị 47/CT-TTg của Thủ tướng khi tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, điển hình là hàng loạt các gói thầu do Điện lực Gia Lâm tổ chức đấu thầu trong thời gian qua.

Hiện tại, Việt Nam có 23 sân bay, trong đó có 11 cảng hàng không quốc tế gồm Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cát Bi, Đà Nẵng, Vinh, Cam Ranh, Phú Quốc, Vinh, Phú Bài, Liên Khương và Vân Đồn.

Thu Hà

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang