Sán lợn khi vào cơ thể con người nguy hiểm thế nào, cách phòng tránh hiệu quả

author 12:30 17/03/2019

(VietQ.vn) - Liên quan tới vụ trẻ mầm non tại Bắc Ninh dương tính với sán lợn, Bộ Y tế cho rằng, người dân không nên hoang mang và chỉ cách phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh sán lợn nguy hiểm thế nào?

Cụ thể, sau khi vụ việc 57 trẻ mầm non ở huyện Thuận Thành, Bắc Ninh dương tính với bệnh sán lợn đã gây nhiều hoang mang trong các bậc phụ huynh về nguy cơ con mình mắc bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh sán dây, ấu trùng sán dây lợn còn gọi là bệnh sán dải. Nguyên nhân bệnh do thói quen ăn thịt lợn sống, thịt lợn tái... Theo đó, người bệnh có thể mắc ấu trùng sán lợn hoặc sán trưởng thành ở ruột nếu ăn hay nuốt phải trứng, nang ấu trùng sán lợn.

Khi vào cơ thể người, trứng sán đi đến dạ dày nở ra ấu trùng, đến ruột non, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt... Người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột.

Bệnh sán lợn có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa và suy nhược

Bệnh sán lợn có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa và suy nhược  

Bệnh thường không triệu chứng rõ rệt. Một số trường hợp có biểu hiện lâm sàng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, suy nhược hoặc phát hiện các đốt sán ra theo phân thành những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà. Sán có thể bò ra ngoài qua đường hậu môn.

Theo các bác sĩ, triệu chứng bệnh ấu trùng sán lợn tùy thuộc vào số lượng, vị trí và giai đoạn tiến triển có thể gây đau bụng, ho, đau ngực, khó thở. Nếu bị đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, liệt... cần đến bệnh viện khám vì rất có thể ấu trùng sán đã cư trú vào trong não.

3 sản phẩm trang điểm có thể chứa sợi amiăng(VietQ.vn) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa cho biết, Trung tâm mua sắm dự phòng Claire's đã tự nguyện thu hồi 3 sản phẩm trang điểm có thể chứa sợi amiăng.

Cách phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn

Trước mức độ nguy hiểm khi mắc bệnh sán lợn do ăn thịt lợn, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, để chủ động phòng bệnh sán dây cũng như ấu trùng sán lợn, người dân cần thay đổi thói quen ăn uống. Đặc biệt không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), không ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn), không uống nước lã.

Các địa phương cần quản lý chặt chẽ chất thải, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột, sử dụng nơi vệ sinh hợp lý, không nuôi lợn thả rông.

Đặc biệt, người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi. Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn. Những trường hợp mắc cần phát hiện và điều trị sớm và xử lý những con sán được tẩy ra, đặc biệt sán dây lợn để ngăn ngừa mắc bệnh ấu trùng sán lợn theo cơ chế tự nhiễm.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang