Sang chiết hóa chất nhập khẩu để bán thì có cần sự đồng ý của nhà sản xuất?

author 16:04 19/10/2017

(VietQ.vn) - Nhiều đơn vị nhập khẩu vẫn chưa rõ về quy định sang chiết hóa chất nhập khẩu thì có cần sự đồng ý của nhà sản xuất.

Độc giả Nguyễn Minh Tuấn (Hoàng Mai, Hà Nội): Doanh nghiệp của tôi có nhập khẩu nguyên liệu/hóa chất, nếu tôi muốn sang chết để bán thì có cần sự đồng ý của nhà sản xuất hay không?

Đối với nguyên liệu/ hóa chất nhập khẩu khi sang chiết để bán thì có cần sự đồng ý của nhà sản xuất. Ảnh minh họa

Trả lời:

Theo quy định, doanh nghiệp cần phải sự đồng ý theo Khoản 6 Điều 12 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về Nhãn hàng hóa.

"Điều 12. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa

1. Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt.

2. Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó.

a) Cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép.

b) Hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa.

Sau 'hạn sử dụng tốt nhất' sản phẩm có được lưu thông trên thị trường nữa không?(VietQ.vn) - Nhiều người thắc mắc sau thời gian nhà sản xuất ghi hạn sử dụng tốt nhất này sản phẩm có được lưu thông trên thị trường nữa không.

3. Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.

Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất gắn với xuất xứ của hàng hóa đó và ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế.

4. Hàng hóa của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hóa đó.

5. Hàng hóa được một tổ chức, cá nhân nhượng quyền về nhãn hàng hóa thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này còn phải ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền.

6. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai thì trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp, đóng gói, đóng chai đó và phải ghi tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai khi được các tổ chức, cá nhân này cho phép."

Đơn vị phối hợp tư vấn: Cục quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang