Sáu cách ăn thịt gà gây độc ai cũng mắc phải

author 06:33 08/08/2015

(VietQ.vn) - Thịt gà là món rất phổ biến đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, có nhiều cách ăn thịt gà sai lầm gây hại cho sức khỏe mà đa số ai cũng mắc phải.

Thịt gà là món rất phổ biến đối với người dân Việt Nam. Theo các nhà dinh dưỡng học, ngoài những chất albumin, chất béo, thịt gà còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt. Đây là loại thực phẩm chất lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thu và tiêu hoá. 

Theo Đông Y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh phổi. Loại thịt này còn chữa băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận. 

Tuy nhiên, trên con gà có nhiều bộ phận không phải ai ăn cũng tốt, và khi kết hợp với thực phẩm khác sẽ gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là những cách ăn thịt gà sai lầm gây hại cho sức khỏe mà đa số ai cũng mắc phải. 

Ăn thịt gà cùng cơm nếp

Ăn thịt gà cùng cơm nếp hoặc xôi là sự kết hợp phố biến ở tất cả các vùng miền của Việt Nam. Theo danh y An Nhân, cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.

Thịt gà với hành sống

Nhiều tỉnh, vùng, miền có thói quen ăn thịt gà chấm muối kèm với vài lát hành củ khô. Nhiều huyện của tỉnh Nam Định rất ưa thích thứ gia vị này và dùng để chấm thịt gà luộc. Tuy nhiên, theo giới Đông Y thì thịt gà tính ngọt, ấm; tỏi tính nhiệt; hành tính hàn nếu kết hợp với nhau sẽ khiến tăng nhiệt hay nóng lạnh giao tranh khiến khí huyết bị tổn thương.

Ăn thịt gà và tôm cùng nhau

cách ăn thịt gà

Ăn nhiều da gà sẽ gây hại cho cơ thể

Thịt gà và tôm là hai món thường có trong các mâm cỗ ngày cưới hỏi, lễ lạt. Tuy nhiên, đây lại là hai món không nên kết hợp với nhau trong thực đơn một bữa ăn bởi khi kết hợp với nhau sẽ gây nên hiện tượng động phong - ngứa ngáy khắp người. Nguyên nhân bởi cả thịt gà và tôm đều thuộc tính ôn.

Ăn phao câu

Phao câu gà vừa giòn vừa ngậy là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, đây là nơi tập trung các loại virus và được coi là ổ dịch bệnh trên con gà. Phao câu gà có tuyến dịch bạch huyết. Đại thực bào trong tuyến dịch bạch huyết có thể ăn các loại vi khuẩn và độc tố gây bệnh, thậm chí cả các chất gây ung thư, nhưng lại không thể phân giải chúng. Do vậy các chất độc đều đọng lại ở phần phao câu, lâu dần, nó trở thành cái "căn phòng" chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh.

Ăn da gà, cổ gà

Mặc dù da gà ăn rất ngon nhưng nó lại không có lợi cho sức khỏe. Thông thường da gà chứa nhiều chất béo, lượng cholesterol cũng rất cao, đây cũng là nơi ở của nhiều loại vi khuẩn. Nhất là da ở cổ, một số tuyến bạch huyết giải độc đều tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, trong những tuyến này có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại. Đặc biệt khi chế biến món gà quay, cholesterol trong da gà sẽ bị oxy hóa, tạo thành hợp chất rất nguy hại đối với sức khỏe, nếu nhiệt độ quá cao còn có thể sinh ra chất gây ung thư.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho rằng, da cũng là mặt tiếp xúc với vi khuẩn, virus và chứa một số loại độc tố hòa tan. Đây chính là nguyên nhân khiến người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp bị mẩn ngứa, nổi ban, khó thở sau khi ăn thịt gà. 

Ăn nội tạng gà

Nội tạng gà, nhất là mề gà, tuy ngon, được nhiều người ưa thích, nhưng là nơi chứa nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc, cho nên tốt nhất nên hạn chế những món chế biến từ nội tạng gà.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao, đây cũng là bộ phận dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus. Do đó, gan gà vừa là bộ phần có nhiều dinh dưỡng nhất đồng thời cũng là nơi chứa mầm bệnh tật, tích lũy nhiều kim loại nặng. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn nội tạng của gà.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang