Sẽ có 2 bệnh viện Trung ương ở Hà Nam

author 08:06 22/01/2014

Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai - Bộ Y tế và cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức - Bộ Y tế được đầu tư từ năm 2013 - 2016 tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam với quy mô mỗi cơ sở 1.000 giường.

Đầu tư xây dựng mới 5 bệnh viện, viện tuyến trung ương và tuyến cuối đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng hiện đại, kỹ thuật cao, ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, góp phần giảm quá tải các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện tuyến cuối.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng mới 5 bệnh viện, viện tuyến trung ương và tuyến cuối đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh”.

Bệnh viện Trung ương

Hà Nam có 2 bệnh viện tuyến Trung ương

Có 5 bệnh viện, viện tuyến trung ương và tuyến cuối đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm: 1- Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai - Bộ Y tế; 2- Cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức - Bộ Y tế; Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh - bệnh viện tuyến cuối của Thành phố Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ như bệnh viện tuyến trung ương; 4- Cơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh - bệnh viện tuyến cuối của Thành phố Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ như bệnh viện tuyến trung ương; 5- Viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện 175 Bộ Quốc phòng.

Trong đó, cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai - Bộ Y tế và cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức - Bộ Y tế được đầu tư từ năm 2013 - 2016 tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam với quy mô mỗi cơ sở 1.000 giường.

Còn bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh đều quy mô đầu tư 1.000 giường. Thời gian xây dựng hai bệnh viện này từ năm 2013-2015.

Với quy mô đầu tư 500 giường, Viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện 175 Bộ Quốc phòng được xây dựng từ 2013-2016 trong khuôn viên Bệnh viện Quân đội 175 - Bộ Quốc phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Về công tác chuẩn bị đầu tư, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Chủ Đầu tư tổ chức lập và phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư theo quy định; trên cơ sở đó, Bộ Tài chính cấp vốn để thực hiện.

Về quản lý đấu thầu,  Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và UBND Thành phố Hồ Chí Minh quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu phù hợp; trong trường hợp cần thiết, cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Hà Nam thực hiện giải phóng mặt bằng, giao đất sạch cho Chủ đầu tư để sớm triển khai thực hiện Dự án.

Theo Chinhphu.vn

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang