Sẽ 'giải phóng' cho VinaPhone khỏi nhóm thống lĩnh thị trường

author 09:31 13/01/2015

Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, sau khi MobiFone tách ra khỏi VNPT thì với số thuê bao và doanh thu hiện nay, VinaPhone có lẽ sẽ không nằm trong nhóm doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế.

VinaPhone, nhóm thống lĩnh, bộ TTTT, VNPT, thuê bao, doanh nghiệp

VinaPhone hiện có thị phần thứ 3 trong các mạng di động.

Theo con số công bố của Bộ TT&TT, đến hết năm 2014, VinaPhone có 26 triệu thuê bao, MobiFone có 40 triệu thuê bao và Viettel có 55,5 triệu thuê bao. Như vậy, VinaPhone đang có thị phần đứng thứ 3 trong các mạng di động của Việt Nam.

Ông Lê Nam Thắng cho biết, với doanh thu và thị phần hiện nay của VinaPhone, Bộ sẽ xem xét lại liệu doanh nghiệp này có nằm trong nhóm thống lĩnh thị trường nữa hay không. Nếu không nằm trong nhóm thống lĩnh thị trường, VinaPhone sẽ có điều kiện thuận lợi hơn Viettel, MobiFone về giá cước, khuyến mãi để có cơ hội phát triển.

Theo Thông tư mà Bộ TT&TT ban hành về Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng mà Nhà nước cần quản lý cạnh tranh và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013 thì Viettel, MobiFone và VinaPhone nằm trong nhóm các doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ thông tin di động. Khi doanh nghiệp xếp vào nhóm có vị trí thống lĩnh thị trường sẽ bị quản lý chặt.

Cục Quản lý Cạnh tranh của Bộ Công thương cho rằng, số thuê bao chưa hẳn là cơ sở để quyết định một doanh nghiệp di động nào đó có chiếm thị phần thống lĩnh hay không. Vì vậy, ngoài số liệu về thị phần thuê bao thì doanh thu cũng là cơ sở để xếp loại doanh nghiệp di động có chiếm thị phần thống lĩnh.

Trước đó, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho rằng, nguyên tắc quản lý giá cước sẽ theo quy tắc phi đối xứng. Xét về nguyên tắc quản lý kinh tế đối với giá cước và theo hình thức quản lý các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường thì phân chia các doanh nghiệp ra làm hai loại: Một là các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường chiếm trên 30% thị phần; hai là doanh nghiệp chiếm dưới 30% thị phần.

Với những doanh nghiệp chiếm trên 30% thị phần, ví dụ về giá cước, trước khi họ muốn ban hành một mức giá cước nào đó thì doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý trên cơ sở không được bán dưới giá thành. Còn đối với doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế thì được quyền ban hành giá cước có thể thấp hơn cả giá thành của mình nhưng không quá thấp so với mức trung bình hiện có trên thị trường. Về cơ bản nguyên tắc quản lý kinh tế, Nhà nước không để các doanh nghiệp ép giá, phá giá, trong trường hợp có những biến động lớn Nhà nước sẽ tiến hành những biện pháp bình ổn giá cả trên thị trường. Đây là nội dung lớn nhất về quản lý đang nóng trên thị trường viễn thông di động.

“Về mặt Nhà nước, để duy trì quan điểm cạnh tranh, chúng tôi đang cố gắng duy trì ít nhất là 3 nhà cung cấp dịch vụ tương đương nhau trên thị trường. Đối với các nhà mạng khác, đặc biệt là mạng nhỏ thì đỡ bị quản lý hơn. Họ không phải là những doanh nghiệp thống lĩnh thị trường nên được quyền ban hành giá cước, thực hiện các chương trình khuyến mại mà trong thời gian đầu có thể bị lỗ và xét ra giá dịch vụ có thể thấp hơn giá thành của họ. Tuy nhiên, dù thế nào thì cũng không được bán với giá quá thấp so với mặt bằng chung trên thị trường. Cách quản lý phi đối xứng như vậy nói chung các nước trên thế giới đều áp dụng và đấy cũng là những biện pháp ưu tiên để giúp cho nhà mạng nhỏ có cơ hội vươn lên thành những nhà mạng lớn”, ông 

Theo ICT


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang