Siêu cối tự hành 'khủng' nhất lịch sử chiến tranh thế giới thứ 2

author 21:00 29/09/2016

(VietQ.vn) - Khẩu pháo cối tự hành Karl-Gerät được coi là siêu cối lớn nhất của Đức trong chiến tranh thế giới thứ 2 với hệ thống nặng tới 126 tấn.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

 Cối tự hành Karl-Gerat

 Cối tự hành Karl-Gerat . Ảnh: Kiến thức

Cối tự hành Karl-Gerat ra đời cuối thập niên 30 ở thế kỷ trước. Nó được lắp trên khung gầm xích, và tự di chuyển với tốc độ khiêm tốn không quá 10 km/giờ. Toàn bộ hệ thống nặng tới 126 tấn, tin tức Trí Thức Trẻ.

Cối Karl-Gerat được thiết kế như một vũ khí bao vây, đặc biệt để tấn công các phòng tuyến Maginot. Khẩu đội thao tác cối này lên tới 21 người, bắn đạn 600 mm, cự ly bắn 5km với tốc độ khoảng 6 viên mỗi giờ.

Theo tìm hiểu được biết, Đức đã chế tạo tổng cộng 7 khẩu Karl, một để thử nghiệm và 6 còn lại dùng cho tham gia trên tất cả các mặt trận. Cả pháo Dora, các cối tự hành Karl của phát xít Đức đều được sử dụng để bắn phá Sevastopol.

Trong giai đoạn mở màn Chiến dịch Barbarossa hồi tháng 6/1941, cối pháo Karl-Gerat đã ra mắt bắn 3 phát đạn vào pháo  đài Brest-Litovsk. Năm sau đó cối Karrl còn tham dự chiến dịch bao vây Sevastopol trong thời gian từ tháng 6-7/1942.

Súng bắn tỉa 'siêu hiện đại' bậc nhất của Nga chính xác cỡ nào?(VietQ.vn) - Việc tạo ra những khẩu súng bắn tỉa có độ chính xác gần như tuyệt đối đã khiến Nga luôn đi đầu trong công nghệ chế tạo vũ khí tối tân nhất thế giới.

Mặc dù cối Karl-Gerat có kế hoạch sử dụng trong mặt trận phía Đông nhưng do sức mạnh của Hồng quân Liên Xô nên pháo đã rút khỏi mặt trận này để chuyển sang mặt trận Warsaw giúp quân Đức chống lại các đợt tấn công của đồng minh.

Theo tìm hiểu của Kiến Thức, Karl-Gerät được Quân đội Đức phát triển trong giai đoạn đầu chuẩn bị trong cho chiến tranh vào cuối những năm 1930 với trọng tâm chính là phá vỡ phòng tuyến Maginot của Pháp.

Tuy sở hữu sức mạnh lớn, nhưng tầm bắn của Karl-Gerät khá hạn chế tối đa chỉ 10km với loại đạn cối thông thường chỉ nặng hơn 1.200kg, do đó nó dễ dàng rơi vào tầm phản pháo của đối phương. Ngoài ra tốc độ bắn của Karl-Gerät siêu chậm càng khiến nó dễ bị tiêu diệt.

Karl- Gerät 041 nặng hơn 126 tấn.

Karl- Gerät 041 nặng hơn 126 tấn. Ảnh: Trí Thức Trẻ

Dựa vào khả năng của Karl-Gerät, nó chỉ đơn thuần là một mẫu vũ khí mang tính tượng trưng và ít có tính hữu dụng trên chiến trường. Và trong số 6 khẩu Karl-Gerät được chế tạo thì chỉ còn duy nhất khẩu Adam là còn tồn tại.

Ngoài biến thể nòng ngắn là Gerät 040, Karl-Gerät còn có một biến thể khác với thiết kế nòng dài hơn là Gerät 041 nặng hơn 126 tấn và có cỡ nòng nhỏ hơn 540mm. Thông tin về biến thể này cũng khá hạn chế nhưng chắc chắn nó đã được đưa vào chế tạo với số lượng không rõ ràng.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 người Đức luôn nổi tiếng với các mẫu siêu vũ khí của mình từ xe tăng cho tới máy bay nên ngoài cối tự hành Karl-Gerat thì Đức còn chế tạo ra khẩu pháo Schwerer Gustav. Với đường kính nòng pháo lên đến 80 cm, Schwerer Gustav trở thành khẩu pháo lớn nhất mà con người từng chế tạo. Nó tương đương cỡ nòng của pháo hạm lớn nhất thế giới thời đó.

Pháo có thể bắn viên đạn có khối lượng 7 tấn. Toàn bộ khối lượng của khẩu pháo lên đến 1.350 tấn. Để di chuyển nó, các binh sĩ cần đến 2 tuyến đường sắt sát nhau. Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối chiến tranh, quân đội Mỹ đã phá hủy hai khẩu pháo vì sợ chúng rơi vào tay Liên Xô.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang