Siêu sao Mộc sẽ bị đuổi khỏi 'quê hương'

author 15:47 05/12/2015

(VietQ.vn) - Một ngôi sao có vành đai sao Chổi không cân xứng biểu thị hệ thống không cân bằng và sự tương tác giữa các hành tinh làm sao Chổi tiến gần hơn tới các ngôi sao và có thể khiến các ngoại hành tinh "bị trục xuất".

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

HD 106906b là một siêu sao Mộc với khối lượng gấp 11 lần sao Mộc. Hành tinh ngoại khổng lồ được phát hiện năm ngoái có thể sẽ bị đuổi ra khỏi quê hương của nó tương tự như quá trình đã từng xảy ra thời đầu của lịch sử Hệ Mặt Trời.

Hành tinh này quay quanh ngôi sao chủ, ngôi sao trắng HD 106906A, ở khoảng cách gấp hơn 20 lần khoảng cách trung bình từ sao Hải Vương đến Mặt Trời. Nó có kích thước tương tự như Mặt Trời nhưng trẻ hơn rất nhiều, khoảng 13 triệu năm tuổi và nằm trong chòm sao Crux, cách Trái Đất 300 năm ánh sáng.

Hình ảnh mới nhất từ kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA cho thấy ngôi sao này có một vành đai sao Chổi không cân xứng biểu thị hệ thống không cân bằng và sự tương tác các hành tinh làm sao chổi tiến gần hơn tới các ngôi sao và có thể khiến các ngoại hành tinh "bị trục xuất".

Siêu sao Mộc đang được các nhà khoa học chú ý đến. Ảnh NASA / JPL-Caltech

Siêu sao Mộc đang được các nhà khoa học chú ý đến. Ảnh NASA / JPL-Caltech

Theo một nhóm các nhà thiên văn học dẫn đầu bởi tiến sĩ Paul Kalas của Đại học California, Berkeley thì hành tinh HD 106906b có thể có một hệ thống vành đai bụi của bao quanh nó. "Chúng tôi nghĩ rằng các ngoại hành tinh có thể tự hút các vật chất từ các vành đai sao chổi. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra và phát hiện ra bằng chứng tồn tại đám mây bụi. Các phép đo chúng tôi thực hiện trên hành tinh này cho thấy nó có thể bụi hơn so với các hành tinh khác", thành viên Kalas nói.

Các nhà khoa học đặc biệt chú ý đến các hành tinh như này vì chúng còn rất trẻ và trong hệ Mặt Trời có thể có các hành tinh bị "đá văng" ra khỏi khu vực trú ẩn. "Chúng tôi biết rằng vành đai của chúng ta là sao chổ, vành đai Kuiper, bị mất một phần khối lượng lớn trong quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, không có cỗ máy thời gian để quay trở lại và xem nó đã tiêu hao như thế nào. Mặc dù, chúng ta vẫn có thể nghiên cứu những giai đoạn xáo trộn hấp dẫn xung quanh những ngôi sao trẻ khác khiến rất nhiều đối tượng bị hất tung, bao gồm cả các hành tinh", một tiến sĩ cho biết.

Sự xáo trộn có thể bị một ngôi sao đi ngang qua gây nhiễu loạn các hành tinh bên trong. Các nhà thiên văn học đã tìm kiếm một ngoại hành tinh lớn gần hơn với HD 106906A mà có thể tương tác với các ngoại hành tinh khác nhưng họ không tìm thấy đối tượng nào bên ngoài quỹ đạo.

Bích Phượng 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang